Đức đã hoãn việc từ bỏ các nhà máy điện hạt nhân. Chúng sẽ hoạt động suốt mùa Đông này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ra lệnh gia hạn hoạt động của ba tổ máy điện hạt nhân cho đến ngày 15 Tháng Tư năm 2023.
Đức đã trì hoãn việc từ bỏ năng lượng hạt nhân. Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng cấp tính, ba tổ máy điện hạt nhân còn lại trong nước, mà luật hiện hành quy định phải đóng cửa trước ngày 31 Tháng Mười Hai 2022, sẽ tiếp tục hoạt động trong suốt mùa Đông, nhưng cuối cùng sẽ ngừng hoạt động chậm nhất là trước ngày 15 Tháng Tư năm 2023.
Đây là bản chất của quyết định mạnh mẽ được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra ngày 17 Tháng Mười, sau khi các nhà lãnh đạo liên minh ba bên cầm quyền ở Berlin không đạt được thỏa hiệp trong nhiều tuần về vấn đề kéo dài thời hạn của điện hạt nhân.
Olaf Scholz thể hiện sự kiên quyết
Scholz, người thường bị phiền trách vì thiếu quyết đoán, lần đầu tiên sử dụng quyền đứng đầu chính phủ của mình để thực sự yêu cầu các đối tác liên minh ủng hộ con đường mà ông đã chọn.
Từ quan điểm chính trị, đây là một bước đi rất rủi ro, bởi vì chỉ thị của Thủ tướng vẫn chưa được các đại biểu của Bundestag thông qua và biến thành luật. Nếu quyết định của ông không nhận đủ phiếu bầu, nó sẽ gây ra khủng hoảng chính phủ và thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của liên minh. Vì vậy, nó không chỉ có khía cạnh kinh tế-năng lượng, mà còn có khía cạnh chính trị-đảng phái.
Quyết định được Quốc hội Đức đưa ra vào năm 2011 dưới ảnh hưởng của vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản ở Fukushima về việc từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022 được coi là hoàn toàn không thể lay chuyển ở Đức cho đến rất gần đây. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng nổ ra trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine đã dẫn đến chi phí điện tăng mạnh và lo ngại về sự gián đoạn cung cấp năng lượng. Do đó, câu hỏi bắt đầu xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn liệu một quốc gia có ngành công nghiệp phát triển cao và sử dụng nhiều năng lượng trong tình huống như vậy có đủ khả năng từ bỏ bất kỳ công suất phát điện nào, ngay cả khi đó không phải là công suất lớn nhất và quan trọng nhất.

Xét cho cùng, khi các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa theo kế hoạch, vai trò của chúng trong ngành điện Đức đang giảm dần. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong nửa đầu năm 2022, năng lực phát điện của ba tổ máy điện hạt nhân cuối cùng chỉ chiếm 6% thị phần, chỉ tương đương sản lượng điện của các nhà máy chạy bằng khí sinh học (biogas). Nói cách khác, về mặt lý thuyết, ba tổ máy điện hạt nhân hoàn toàn có thể được thay thế bằng vô số nhà máy nhiệt điện than đang được khẩn cấp phục hồi.
Greens cho thấy chủ nghĩa thực dụng
Tuy nhiên, đảng Greens, một phần của liên minh cầm quyền và đã đấu tranh cho việc từ bỏ năng lượng hạt nhân trong nhiều thập niên, đã cho thấy chủ nghĩa thực dụng và sẵn sàng thỏa hiệp vài bước (trong vài tháng) trước mục tiêu đã được chờ đợi từ lâu. Sau khi Greens chấp thuận việc sử dụng than quy mô lớn tạm thời, họ cũng đồng ý hoãn ngày loại bỏ năng lượng hạt nhân lần cuối sang ngày 15 Tháng Tư năm 2023.
Đề xuất của các nhà lãnh đạo “xanh”, được thông qua tại đại hội đảng tổ chức vào ngày 15 và 16 Tháng Mười tại Bonn, giả định chuyển từ ngày 1 Tháng Một 2023 sang chế độ chờ của hai nhà máy điện hạt nhân Isar 2 và Neckarwestheim 2 ở Tây Nam nước Đức, nơi có nhiều doanh nghiệp công nghiệp đặc biệt, và đóng cửa vào cuối năm nay, nhà máy điện hạt nhân Emsland ở vùng Tây Bắc giàu năng lượng gió của đất nước.
Về phần mình, một thành viên khác của liên minh cầm quyền hiện tại, Đảng Dân chủ Tự do gần gũi với giới kinh doanh, vào năm 2011 từng là một phần của chính phủ Đức và sau đó tham gia vào quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân, hiện đã ủng hộ việc mở rộng công việc của cả ba nhà máy điện hạt nhân đang vận hành. Hơn nữa, đảng này còn đề xuất tái kích hoạt ba nhà máy điện hạt nhân đã đóng cửa vào năm ngoái.
Sau khi ba đối tác liên minh không đưa ra được giải pháp chung sau nhiều vòng đàm phán, Đảng Dân chủ Xã hội của Olaf Scholz đã sử dụng hình thức lãnh đạo chính phủ theo chỉ thị. Tuy nhiên, đồng thời, ông đã cố gắng hành động theo nguyên tắc “chia đều, phát đủ”. Không phải ngẫu nhiên mà cả Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu, Phó Thủ tướng Robert Habeck từ Đảng Xanh, và Bộ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo Đảng Tự do, Christian Lindner, đều phản ứng khá tích cực với quyết định của thủ tướng.

Bản chất của quyết định về nhà máy điện hạt nhân của Đức và ranh giới của sự thỏa hiệp
Chính phủ quyết định rằng cả ba nhà máy điện hạt nhân – Emsland, Isar 2 và Neckarwestheim 2 – sẽ tiếp tục hoạt động sau ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2022 ở chế độ bình thường và sẽ ngưng hoạt động không trễ hơn ngày 15 Tháng Tư 2023, sau đó Đức cuối cùng sẽ từ bỏ hẳn năng lượng hạt nhân.
Thời điểm giữa Tháng Tư được chọn vì vào thời điểm này, giai đoạn mùa đông khó khăn nhất với thời tiết lạnh giá có thể xảy ra và các vấn đề về cung cấp năng lượng sẽ qua đi. Trong ba tháng rưỡi nữa, về nguyên tắc, các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động phải có đủ nhiên liệu hạt nhân sẵn có (dường như một trong các tổ máy điện chỉ được cung cấp cho đến đầu tháng 3), nhưng hoạt động tiếp theo của chúng sẽ cần mua lô hàng mới.
Chống lại điều này, các đại diện đảng “xanh”, cũng như nhiều cử tri của Đảng Dân chủ Xã hội, như họ nói, sẵn sàng ngăn cản, vì theo ý kiến của họ, việc mua nhiên liệu hạt nhân sẽ kéo dài hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân trong một khoảng thời gian không xác định, bởi vì, vì lý do kinh tế và công nghệ, họ sẽ buộc phải tận dụng triệt để nó.
Vì vậy, bây giờ đây, đa số cầm quyền trong quốc hội sẽ bỏ phiếu cho quyết định duy nhất của thủ tướng, nhờ đó Olaf Scholz sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng chính phủ, và vào Tháng Tư, kỷ nguyên “nguyên tử hòa bình” ở Đức cuối cùng sẽ kết thúc, bởi vì nếu không sự sụp đổ của liên minh và mất quyền lực sẽ trở thành một kịch bản rất thực tế. Điều này được hiểu rõ bởi Olaf Scholz, người đã nhấn mạnh vào ngày 18 Tháng Mười rằng ông loại trừ việc các nhà máy điện hạt nhân của Đức mua nhiên liệu hạt nhân mới.
Từ quan điểm kinh tế, việc kéo dài hoạt động đầy đủ của ba tổ hợp nhà máy điện hạt nhân thêm khoảng ba tháng rưỡi sẽ đóng góp nhất định vào việc ổn định hơn nữa ngành điện của Đức trong giai đoạn mùa Đông sắp tới và tăng nhẹ cơ hội giảm dần giá điện. Và cũng chỉ có thế mà thôi…