Khi các chế độ độc tài đẩy người dân đến bước đường cùng

Các cuộc biểu tình hiện nay tại Iran và Nga đã để lộ yếu huyệt của các chế độ độc tài...
Hiệu ứng Iran đang lan rộng tại một số nước châu Âu. Trong ảnh là cuộc biểu tình chống chế độ Teheran tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Thời Sự
Thời Sự
Khi các chế độ độc tài đẩy người dân đến bước đường cùng
/

Từ Iran

Các chế độ đàn áp như Iran và Nga hoạt động với tiền đề “mặc định”: Nếu chính quyền (hay đảng cầm quyền) thừa nhận bất kỳ sai lầm nào, cho phép bất kỳ người bất đồng chính kiến ​​nào lên tiếng hoặc dung thứ cho bất kỳ sự phản đối nào, quyền lực có thể bị mất và xã hội sẽ tan rã. Nhưng những gì chúng ta đang thấy ở Nga và Iran (hai quốc gia độc tài khoác áo bầu cử dân chủ) đã hé lộ một thực tế khác không kém phần đúng: Các chế độ đẩy người dân của họ đến bước đường cùng trước sau gì cũng sẽ làm nổ ra một cuộc nổi dậy toàn diện dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.

Các cuộc biểu tình ở Iran tiếp tục diễn ra hơn một tuần sau khi Mahsa Amini, 22 tuổi chết bí ẩn trong lúc bị “cảnh sát đạo đức” giam giữ vì tội “vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục”. Hơn 30 người đã thiệt mạng. The Washington Post đã có được những video cho thấy cảnh sát bắn vào đám đông người biểu tình. Cơ quan giám sát internet Netblocks cho biết người dân Iran đang đối mặt làn sóng thứ ba mất kết nối internet trên quy mô toàn quốc khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, bất chấp biện pháp mạnh của chính quyền.

Theo Netblocks, người dân Iran đang trải qua những hạn chế internet nghiêm trọng nhất kể từ năm 2019, khiến hầu hết ứng dụng như Instagram và WhatsApp bị chặn. Dịch vụ giám sát AppBrain cho biết để vượt tình trạng bị chặn internet, người dân Iran cả trong nước và nước ngoài phải chuyển sang các nhà cung cấp mạng riêng ảo (VPN) phổ biến như Tor Project và Hula VPN (những ứng dụng được tải xuống hàng đầu tại Iran từ cửa hàng Google Play).

Biểu tình chống chế độ độc tài Iran tại Mỹ. Trong ảnh là diễn viên Nazanin Boniadi trong một cuộc biểu tình tại Westwood (California) sau cái chết của Mahsa Amini khi bị giam bởi “cảnh sát đạo đức” Iran (ảnh: Rodin Eckenroth/Getty Images)

Đơn vị Internet Intelligence của công ty Oracle gọi đây là “vụ đóng cửa internet lớn nhất từng thấy ở Iran”. Trong khi đó, nhóm hacker internet nổi tiếng Anonymous bắt đầu tấn công mạng chính phủ Iran. Sử dụng hashtag #OpIran, viết tắt của Operation Iran, để thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông xã hội sau cái chết của Amini, ngày 22 Tháng Chín, Anonymous lên Twitter thông báo đã thành công trong việc hack hơn 1,000 camera CCTV của Iran.

Tại các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện chính phủ Mỹ đã gay gắt tố cáo Iran đàn áp và vi phạm quyền con người. Tổng thống Biden tuyên bố: “Hôm nay chúng tôi sát cánh với những công dân dũng cảm và những phụ nữ dũng cảm của Iran, những người đang biểu tình để đòi hỏi các quyền cơ bản của họ”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen đều tố cáo sự tàn bạo của chế độ. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với “cảnh sát đạo đức”. Ngày 23 Tháng Chín, tờ The Washington Post đưa tin: “Bộ Tài chính đã sửa đổi các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ để cho phép các công ty công nghệ chống lại sự giám sát và ngăn chặn internet của chính phủ Iran”.

Đến Nga

Động thái mới của Mỹ được xem  là phản ứng mạnh mẽ hơn những gì chúng ta đã thấy dưới thời Tổng thống Barack Obama vào năm 2009, khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Iran trong làn sóng chống đối gọi là “Cách mạng Xanh”. Tuyên bố của Biden đã thể hiện rõ lập trường: Phương Tây không hề thờ ơ với hoàn cảnh bi thảm của một dân tộc bị đàn áp. Tiếp đó là Nga. Trong cuộc chiến vô cớ nhắm vào Ukraine, quân đội Nga xâm lược tiếp tục phải chịu những tổn thất đau đớn thời gian gần đây khi các lực lượng Ukraine phản công mạnh mẽ.

Kremlin đang tổ chức cái mà các nhà lãnh đạo phương Tây gọi là các “cuộc trưng cầu dân ý giả mạo” ở khu vực miền Đông và miền Nam Ukraine, được dàn dựng để chứng minh mong muốn gia nhập Nga của người dân tại các khu vực bị chiếm đóng. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi thêm 300,000 quân dự bị đã để lộ ra thất bại của Nga ở Ukraine, khác hoàn toàn với tuyên truyền của truyền thông Nga. Sự thật phô bày khiến người dân bức xúc xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ và chống đối tham gia “cuộc chiến của một người”, đó là Putin.

Đàn áp người biểu tình tại Moscow ngày 24 Tháng Chín 2022 (ảnh: Contributor/Getty Images)

Các động thái của Putin đã khiến hàng chục ngàn người Nga phải trả giá bằng mạng sống, cùng các lệnh trừng phạt của phương Tây, bị nhiều quốc gia cô lập, gây ô nhục cho đất nước và không đạt được mục đích lật đổ chính phủ Ukraine như Putin mong muốn. Giờ đây, những người Nga có suy nghĩ đang đứng giữa hai chọn lựa: Im lặng chạy trốn hoặc đứng lên chống lại sự cưỡng bức ra chiến trường. Nhiều người chọn chạy trốn bằng cách này hay cách khác. The Washington Post đưa tin, tại một cuộc biểu tình, một người đàn ông hét lớn: “Tôi không có ý định chết vì Putin!”. NPR cho biết Putin đã tăng hình phạt đối với hành vi trốn nhập ngũ lên đến 10 năm tù, một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc chống đối.

Những người ủng hộ nhân quyền cho biết cảnh sát Nga đã bắt hơn 1,300 người trong các cuộc biểu tình nổ ra ở hàng chục thành phố, khi đám đông gào thét phản đối: “Không tham chiến! Putin hãy ra chiến hào!” Chắc chắn Putin tiếp tục dập tắt những người bất đồng chính kiến ​​bằng các biện pháp tàn bạo. Nhưng ông ta không thể xóa bỏ những bằng chứng dai dẳng về sự bất bình trong nội bộ Nga về việc phát động chiến tranh tại Ukraine. Nền kinh tế Nga đang chững lại và gần như bị cô lập hoàn toàn trong cộng đồng quốc tế khi chính “đồng minh” Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan ngại về cuộc xung đột.

Nga thực sự đang rơi vào vị thế yếu hơn nhiều so với đầu năm nay nên rất khó duy trì sự ủng hộ cuộc tấn công Ukraine trong một bộ phận đáng kể người dân thiếu thông tin. Ngoài việc thắt chặt các lệnh trừng phạt Nga và Iran, Hoa Kỳ có thể có những đóng góp đáng kể khác vào các phong trào chống độc tài trên thế giới. Hoa Kỳ có thể mô hình hóa sự tôn trọng các quyền tự do dân sự và nhân quyền, kể cả quyền tự do sinh sản và tiến hành các cuộc bầu cử minh bạch, chính xác, hòa bình.

_______

-“Cái chết cho kẻ độc tài!”

-Điểm khởi đầu cho cuộc cách mạng lật đổ chế độ ở Iran?

-Iran: Biểu tình chống chính phủ lan rộng, ít nhất 9 người chết

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: