Kim Jong Un muốn đẩy mạnh làm bom hạt nhân

Hình ảnh trên truyền hình Nam Hàn về cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội Bắc Hàn ngày 08/02/2023 cho thấy Bình Nhưỡng khoe khoang những hệ thống hỏa tiễn liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã kêu gọi các nhà khoa học hạt nhân của Bắc Hàn gia tăng sản xuất vật liệu hạt nhân cấp vũ khí nhằm chế tạo bom, trang bị cho các loại vũ khí ngày càng đa dạng của mình.

Bản tin của hãng AP dẫn nguồn từ hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn (KCNA) cho biết trong cuộc họp với các quan chức và nhà khoa học tại viện vũ khí hạt nhân nhà nước hôm thứ Hai 27 tháng Ba 2023, ông Kim đã nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh sản xuất nhiên liệu để đáp ứng mục tiêu mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình “theo cấp số nhân” và đưa ra “các nhiệm vụ quan trọng” cho ngành công nghiệp hạt nhân của Bắc Hàn.

Chỉ thị của ông Kim được đưa ra sau một loạt vụ phóng tên lửa – bảy vụ phóng chỉ trong tháng này và 11 vụ tính từ đầu năm – kèm theo lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại kẻ thù Mỹ và Nam Hàn. Các cuộc thử nghiệm vũ khí của Bắc Hàn và các cuộc tập trận quân sự của Mỹ-Nam Hàn theo kiểu ăn miếng trả miếng đã làm căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Theo KCNA, ông Kim đã nghe các nhà khoa học báo cáo về các hệ thống vũ khí có khả năng hạt nhân mới nhất của Bắc Hàn và tiến bộ trong công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên hỏa tiễn. Ông Kim đồng thời xem xét các kế hoạch phản công hạt nhân đã được thiết lập.

Sau sáu vụ thử bom hạt nhân kể từ năm 2006, Bắc Hàn có thể có hàng chục đầu đạn hạt nhân có thể được gắn vào một số hệ thống hỏa tiễn cũ của nước này, như tên lửa Scud hoặc Rodong. Nhưng hiện có những ý kiến đánh giá khác nhau về việc Bắc Hàn đã tiến xa đến mức nào trong việc thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để có thể lắp vào nhiều loại vũ khí mới mà nước này phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần đây.

Một tài liệu quốc phòng công bố hai năm một lần của Nam Hàn đưa ra vào tháng Hai ước tính Bắc Hàn có khoảng 70 kg (154 pound) plutonium cấp độ vũ khí, đủ cho khoảng 9-18 quả bom. Tài liệu cũng ước tính Bắc Hàn có “một lượng đáng kể” uranium được làm giàu ở mức độ cao. 

Tổ hợp hạt nhân chính của Bắc Hàn ở Yongbyon có các cơ sở sản xuất cả plutonium và uranium được làm giàu, hai loại nhiên liệu chính được sử dụng để chế tạo bom hạt nhân. Giới phân tích cũng nghi ngờ Bắc Hàn đang vận hành thêm ít nhất một cơ sở làm giàu uranium bí mật ngoài khu liên hợp Yongbyon.

Ông Kim Jong Un và con gái 10 tuổi Ju-ae, được cho là người kế vị gia tộc họ Kim, tham dự cuộc duyệt binh của quân đội Bắc Hàn, với những hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, ở Bình Nhưỡng hôm 09/02/2023. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Hãng thông tấn KCNA cho biết hồi cuối tuần trước Bắc Hàn đã thử nghiệm một tàu ngầm không người lái mang theo các đầu đạn mô phỏng đạn hạt nhân và cho nổ các đầu đạn giả đó trong cuộc thử nghiệm tấn công dưới nước. KCNA nói vụ nổ có khả năng gây ra “sóng thần phóng xạ” để phá hủy các tàu hải quân và cảng của đối phương. 

Hôm thứ Hai 27 tháng Ba quân đội các nước láng giềng cũng phát hiện Bắc Hàn bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này. Vụ phóng hỏa tiễn diễn ra chỉ vài giờ trước khi một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tham gia huấn luyện chung với các tàu chiến Hàn Quốc ở vùng biển gần đảo Jeju, trong màn phô diễn sức mạnh mới nhất của đồng minh trước các mối đe dọa đang gia tăng của Bắc Hàn. Tàu USS Nimitz và các tàu chiến khác đã cập cảng Busan của Hàn Quốc vào thứ Ba giờ địa phương.

KCNA cho biết các hỏa tiễn được thử nghiệm hôm thứ Hai được trang bị đầu đạn hạt nhân giả, kích nổ như dự định ở độ cao 500 mét (16.40 feet) so với mục tiêu trên biển. Cơ quan này cho biết một đơn vị tiền tuyến đã bắn tên lửa như một phần của cuộc tập trận giúp quân đội làm quen với việc thực hiện mệnh lệnh tấn công hạt nhân. Bắc Hàn trước đó cho biết một số vụ thử tên lửa đạn đạo và hành trình trong tháng này liên quan đến các đầu đạn hạt nhân giả được kích nổ phía trên mục tiêu, thông báo rằng họ có thể kiểm soát độ cao trên mặt đất để tối đa hóa thiệt hại tiềm tàng của vụ nổ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ liệu một thiết bị như vậy có phải là một mối đe dọa mới có ý nghĩa hay không, và Tham mưu trưởng liên quân của Hàn Quốc cho biết hôm thứ Hai rằng họ tin rằng những tuyên bố của Bắc Hàn về loại vũ khí này có thể là “phóng đại hoặc bịa đặt”.

Tuy nhiên Kim nhiều lần tỏ ý mong muốn mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhằm buộc Hoa Kỳ chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân hợp pháp và ông ta có thể đàm phán các nhượng bộ kinh tế từ một vị thế mạnh.

Bắc Hàn đã trải qua một năm kỷ lục về thử nghiệm vũ khí, phóng hơn 70 tên lửa vào năm 2022. Nước này đã đưa ra luật một học thuyết hạt nhân leo thang cho phép tấn công hạt nhân phủ đầu trong một loạt các tình huống mà nước này có thể coi vai trò lãnh đạo của mình là bị đe doạ.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: