Tết khắp nơi!

Một người bán hàng đợi khách tại cửa hàng bán đồ trang trí Tết Nguyên Đán trong Hội chợ Lễ hội mùa xuân ở Khu Phố Cổ vào ngày 14 Tháng Giêng năm 2023 tại Hà Nội, Việt Nam. (ảnh: Linh Phạm/Getty Images)
Share:

Tết Nguyên Đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Nhưng những ngày này, ở nhiều nơi đang đón Tết Nguyên Đán.

Trung Quốc có lễ hội vào ngày Tết rất lớn và được nhiều người chú trọng giống với Việt Nam. Những ngày này người Trung Quốc thường quay quần bên nhau làm những món ăn ngon, những món ăn truyền thống để cúng trên bàn thờ tổ tiên. Tết tại Trung Quốc có khá nhiều phong tục tập quán rất giống Việt Nam như: chúc Tết, múa lân, làm bánh, trang trí hoa mai, hoa đào…

Người dân mua câu đối lễ hội mùa xuân tại đường Kuaizi để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Quý Mão tại Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một phong tục quan trọng của Trung Quốc là mọi gia đình sẽ dán câu đối mới lên cửa nhà họ bày tỏ những lời chúc tốt đẹp và tăng thêm không khí lễ hội trong lễ hội mùa xuân. (ảnh: John Ricky/Cơ quan Anadolu via Getty Images)

Hong Kong tuy là khu vực từng bị phương Tây thuộc địa nhưng vẫn giữ lại nét truyền thống ăn Tết theo lịch âm. Trước Tết, ở Hong Kong, mọi người cũng dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, họ cho rằng rác bụi của năm trước là những điềm xui xẻo cần được tống khứ đi vào dịp cuối năm. Các phong tục chúc Tết , lì xì, trang trí nhà bằng chữ đỏ, mâm hoa quả cũng không khác ngày Tết ở Việt Nam.

Người mua hàng xem xét các loại cây cảnh tại một chợ hoa trước Tết Nguyên đán vào ngày 20 tháng 1 năm 2023 tại Hong Kong. (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)

Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thamy. Người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam đón lễ hội Chol Chnam Thamy rất lớn. Đối với họ còn tin rằng mỗi năm có một vị thần được sai xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại có một vị thần khác xuống.

Tại đất nước chùa vàng Thái Lan, người dân ăn Tết âm lịch 3 ngày giống Việt Nam. Lễ hội lớn nhất năm này được đặt tên là Songkran và diễn ra từ 13 đến 15 Tháng Tư. Lúc này phong tục té nước đầu năm diễn ra để, người trẻ sẽ té nước vào người già để tỏ lòng tôn kín. Người lớn tuổi thì mong rất hậu bối sẽ bỏ qua những lời gất gỏng của người già hằng ngày.

Songkran là Tết cổ truyền của Thái Lan và được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 Tháng Tư. Lễ hội té nước hàng năm này, tiếng Thái gọi là ‘songkran’ đánh dấu sự khởi đầu của mùa mưa và được tổ chức ở Myanmar, Lào, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác, thường là vào tháng Tư. (ảnh: Pictures From History/Universal Images Group via Getty Images)

Đặc biệt phong tục té nước vào ngày Tết âm này rất lớn, thu hút rất nhiều khách du lịch, và họ rất thích thú khi sử dụng thau, chậu, bóng nước, súng nước để té vào nhau… Những người bị té nước nhiều nhất được cho là sẽ may mắn suốt cả năm.

Tuy người dân Đài Loan tự coi mình không thuộc Trung Quốc, nhưng tại Đài Loan, người dân vẫn ăn Tết âm lịch theo phong tục của Trung Quốc. Họ xem đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, là ngày mọi người trong gia đình tụ họp bên bàn ăn, chia sẽ cho nhau những buồn vui, thành công thất bại trong năm qua.

Việc sum họp ngày Tết với người dân Đài Loan quan trọng đến nỗi nếu có thành viên nào trong gia đình về trễ hoặc không về được, họ vẫn để dành một chỗ ngồi cho những người này. Những ngày này, Đài Loan tự trị vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ, trong bối cảnh căng thẳng vẫn ở mức cao ở eo biển Đài Loan.

Các binh sĩ đứng trên Tàu đổ bộ Cơ giới trong cuộc tập trận định kỳ kéo dài hai ngày để thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại một căn cứ quân sự vào ngày 12 Tháng Giêng năm 2023 ở Cao Hùng, Đài Loan. Đảo Đài Loan tự trị tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ, trong bối cảnh căng thẳng vẫn ở mức cao ở eo biển Đài Loan. (ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)

Vì là một đất nước có nguồn gốc quá nửa dân số là người Hoa, nên hơi hướng văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc. Ngày Tết âm lịch tại Singapore diễn ra gần như cùng lúc với Việt Nam (ngày 1 tháng 1 Âm lịch). Người dân trang trí nhà cửa đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết để đón chờ năm mới. Có rất nhiều lễ hội diễn ra cả tháng Giêng, tính từ mùng 1 Âm lịch cho đến hết trung tuần Tháng Hai. Nổi bật gồm có Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới. Mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng.

Người già sẽ trao quà cho những em nhỏ như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam. Các mâm hoa quả được bầy lên để cúng tổ tiên được trang trí đẹp mắt. Trong mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ có những món ăn rất đặc biệt như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… những món ăn này mang đậm vị biên cương hoang dã của Mông Cổ.

Nơi sản xuất nhàng ở Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, chụp hôm 9 Tháng Giêng năm 2023. Trước thềm Tết Nguyên đán, các đơn đặt hàng nhang cho một số vùng ở Indonesia tăng lên để phục vụ nhu cầu cầu nguyện. (Ảnh của Eko Siswono Toyudho/Anadolu Agency via Getty Images)

Có chung nguồn cội với nhau nên dễ hiểu, Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn ăn Tết Âm lịch vào mùng 1 Âm lịch, nhưng Bắc Hàn đổi ăn Tết từ Tháng Mười, Tháng Mười Một sang mùng 1 Tháng Giêng Âm lịch vào những năm gần đây. Tuy có nhiều phong tục khác vào ngày Tết nhưng phong tục mọi người cùng trong gia đình sum vầy bên nhau ngày Tết vẫn không khác.

Món ăn truyền thống ngày Tết tại Nam Hàn là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Người dân Nam Hàn cho rằng khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

Nơi sản xuất nhang ở Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, chụp hôm 9 Tháng Giêng năm 2023. Trước thềm Tết Nguyên đán, các đơn đặt hàng nhang cho một số vùng ở Indonesia tăng lên để phục vụ nhu cầu cầu nguyện. (Ảnh của Eko Siswono Toyudho/Anadolu Agency via Getty Images)

Ngày Tết Âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân, là đặc trưng của ngày Tết.

Ngoài ra người Ấn Độ cho rằng khi nắng ấm lên xua tan cái lạnh mùa đông cũng giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác. Tương tự Thái Lan, tại Ấn Độ diễn ra sự kiện lễ hội té nước, mọi người pha bột màu và nước thoa lên mặt, quần áo của những người xung quanh dù quen hay lạ. Cùng với hàng loạt lễ hội đặc sắc khác, sự kiện này làm cho khách du lịch khá ấn tượng và thích thú khi tham gia lễ hội này.

Các vũ công biểu diễn trong lễ đón Tết Nguyên đán ở Singapore vào ngày 3 Tháng Giêng năm 2023. (ảnh: Then Chih Wey/Xinhua via Getty Images)

Ở Bhutan, lịch nghỉ ngơi và ăn Tết diễn ra rất giống Việt Nam. Người dân Bhutan gọi chuỗi ngày này là Tết Losar. Đây là ngày lễ quan trọng nhất năm được tính theo âm lịch, nó diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới. Mọi thành viên trong gia đình quay về nhà dù ở xa nơi đâu, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bầy biện các mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: