Thảm sát ở nhà trẻ, ít nhất 36 người chết, trong đó có 24 trẻ em

Phụ huynh gào khóc bên ngoài nhà trẻ xảy ra vụ xả súng ở huyện Na Klang, tỉnh Nong Bua Lamphu, miền bắc Thái Lan hôm 6 Tháng Mười. Ảnh chụp qua Video: Twitter/ChaudharyParvez.)

Một cựu cảnh sát xông vào nhà trẻ ở miền Bắc Thái Lan, bắn chết hơn 30 người, chủ yếu là trẻ em, sau đó giết vợ con, rồi tự sát.

Phát ngôn viên cảnh sát Thái Lan Archon Kraitong cho biết vụ xả súng xảy ra tại cơ sở giữ trẻ huyện Na Klang, tỉnh Nong Bua Lamphu đêm 6 Tháng Mười, giờ địa phương. Nghi phạm Panya Khamrap, 34 tuổi, mang theo súng săn, súng lục và dao. Đây là vụ giết trẻ em tồi tệ nhất thế giới, xảy ra ở Uthai Sawan, một thị trấn cách Bangkok 310 dặm (500 km) về phía Đông Bắc. Theo Reuters.

Jidapa Boonsom, quan chức huyện Na Klang, người làm việc tại văn phòng ở gần nhà trẻ, cho biết có khoảng 30 trẻ em tại cơ sở khi tay súng xông vào, bắn và đâm chết các cháu nhỏ. Nghi phạm bắn vào các nhân viên, trong đó có một cô giáo đang mang thai tám tháng.

Nghi phạm Panya Khamrab (ảnh: Twitter)

Sau khi xả súng, nghi phạm tẩu thoát khỏi nhà trẻ trên chiếc xe bán tải màu trắng, hắn tiếp tục lao xe và bắn vào người đi đường. Khi về đến nhà riêng, Khamrap bắn chết vợ con, rồi tự sát. Cảnh sát cho biết ít nhất 38 người thiệt mạng trong sự việc, gồm 23 trẻ em. 12 người bị thương, trong đó 3 người bị thương nặng.

Khamrap là cựu cảnh sát bị sa thải năm ngoái vì cáo buộc liên quan đến ma túy. Nghi phạm ra hầu tòa ở tỉnh Nong Bua Lamphu vài giờ trước khi “nổ súng vào những em bé đang ngủ”, Tướng Jirapob Puridet, từ Cục Điều tra Trung ương Thái Lan, cho biết. Truyền thông địa phương đưa tin Khamrap cũng có lịch hầu tòa vào ngày 7 Tháng Mười.

Theo Cảnh sát trưởng Quốc gia Damrongsak Kittiprapha, Panya xông vào trung tâm chăm sóc ban ngày ở huyện Na Klang của tỉnh Nong Bua Lamphu ngay trước 1 giờ chiều. Đâm chém bừa bãi xong y bỏ trốn trên một chiếc xe bán tải màu trắng. Trên đường đào thoát y giết thêm chín người nữa. Các cảnh sát tại đồn cảnh sát huyện Na Klang nói với The Washington Post: “Nạn nhân nhỏ tuổi nhất chỉ mới lên 2 và hầu hết đều ngủ khi bị đâm, vì đó là giờ ngủ trưa”.

Damrongsak cho biết Panya mua một khẩu súng lục 9mm, nhưng chỉ sử dụng chủ yếu con dao trong cơn thịnh nộ tại trung tâm chăm sóc trẻ em. Sau khi chạy khỏi nơi gây án, y cố thủ tại nhà mình cách không xa hiện trường. Cảnh sát bao vây ngôi nhà, nhưng Panya đã giết vợ, con trai rồi tự sát.

Tờ báo Thái Lan Nation đưa tin: “Ngay sau khi các báo cáo về vụ xả súng ở huyện Na Klang xuất hiện, lời kêu gọi hiến máu đã được lan truyền trên mạng xã hội. Mọi người đổ xô đến bệnh viện huyện Nong Bua Lamphu gần đó và bệnh viện cho biết họ đã nhận đủ máu để điều trị cho những người bị thương”.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết ông rất sốc trước vụ thảm sát. Theo BBC, người phát ngôn của thủ tướng nói ông dự định sẽ đến thăm hiện trường vụ tấn công vào ngày hôm sau.

Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok bày tỏ “sự đau buồn sâu sắc trước sự kiện bi thảm ở tỉnh Nong Bua Lam Phu”. “Chúng tôi sát cánh cùng người dân Thái Lan và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các nạn nhân và gia đình họ,” tuyên bố viết. Các nhà lãnh đạo thế giới cũng gửi lời chia buồn ngay, gọi vụ thảm sát, gọi vụ việc là “kinh hoàng”.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese viết: “Thật không thể hiểu được tin tức khủng khiếp và tang thương này từ Thái Lan. Toàn thể người dân Úc xin gửi lời yêu thương và lời chia buồn”.

Các vụ xả súng hàng loạt rất hiếm ở Thái Lan, dù tỷ lệ sở hữu súng và các vụ giết người bằng súng ở quốc gia này cao hơn các khu vực khác của châu Á. Thái Lan, với dân số gần 70 triệu người, có hơn 10 triệu khẩu súng thuộc sở hữu tư nhân, trong đó hơn 4 triệu khẩu bất hợp pháp (theo dữ liệu của Đại học Sydney, Úc).

Năm 2020, trong vụ xả súng hàng loạt chết chóc nhất lịch sử Thái Lan, một người lính tức giận vì tranh chấp đất đai cá nhân đã giết chết 29 người và làm bị thương 57 người khác ở thành phố Nakhon Ratchasima. Tay súng nhốt và giết chết các nạn nhân bên trong một trung tâm mua sắm sầm uất rồi cố thủ hàng giờ đồng hồ trước khi bị cảnh sát bắn chết.

Bạo lực chết người ít phổ biến hơn ở miền bắc Thái Lan so với miền nam, nhưng tại đây quân đội bị vướng vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên với quân nổi dậy. Các cuộc đàn áp nhắm vào những người biểu tình chống đối chế độ quân sự cũng khiến nhiều người thiệt mạng.

Đọc thêm:

-Nga: Xả súng ở trường học, 15 người chết, 24 bị thương

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: