Việt Nam cùng 17 nước cam kết không xây dựng nhà máy điện than

Một công nhân mang khẩu trang đạp xe ngang một nhà máy điện chạy bằng than đá ở Hồ Bắc, gần Vũ Hán, Trung Quốc hôm 13 tháng Mười. Hội nghị COP26 đã đạt được thỏa thuận cắt giảm việc đốt than đá để phát điện. Ảnh Getty Images

Thêm 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cam kết chấm dứt đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới và loại bỏ dần việc đốt than trong những thập niên tới.

Cam kết do Vương quốc Anh dẫn đầu, được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow, Scotland, hôm nay Thứ Tư 03 Tháng Mười Một. 

Theo thông cáo báo chí của Vương quốc Anh, các nước này đồng ý không xây dựng hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy điện đốt than mới trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các quốc gia này cam kết loại bỏ nhiệt điện than vào những năm 2030 nếu là các nền kinh tế lớn hoặc những năm 2040 nếu là nền kinh tế đang phát triển.

Các nước này cũng đồng thời cam kết sẽ mở rộng quy mô sản xuất điện sạch từ những nguồn có thể tái tạo được như điện gió và điện mặt trời.

Đáng chú ý Việt Nam là một nước ký tên vào cam kết mới cùng với 17 quốc gia khác. Cam kết của Việt Nam gây bất ngờ và hoài nghi sâu sắc cho những người quan tâm tới xu thế biến đổi khí hậu và vai trò gây ô nhiễm hàng đầu của nhiệt điện than.

Mới đây, hôm 8 Tháng Mười, Bộ Công Thương Việt Nam đã trình lên chính phủ Hà Nội bản dự thảo Quy hoạch Điện Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, gọi tắt là Quy hoạch Điện 8, trong đó đề nghị trong 15 năm tới Việt Nam tiếp tục xây dựng 27 nhà máy nhiệt điện đốt than với tổng công suất phát điện là 30,792 megawatt (MW). Hiện các nhà máy điện than Việt Nam phát ra khoảng 21,000 MW. Bộ này cho rằng, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển nhanh, cần phải xây dựng mỗi năm ít nhất hai nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá trong vòng 15 năm tới.

Theo một chuyên gia năng lượng trong nước, sản lượng điện than của Việt Nam đã tăng liên tục từ năm 2012 và có bước “đại nhảy vọt” từ sau năm 2017, hiện chiếm 52.9% tổng nguồn điện, mức tỷ trọng gấp gần 1.6 lần mức trung bình của thế giới trong khi trên toàn cầu, tỷ trọng điện than đã giảm liên tục từ mức 40.1% năm 2011 xuống còn 33.8% tổng nguồn điện hiện nay. 

Đốt than đá để phát điện là nguồn gây ô nhiễm chính. Khi bị đốt cháy, than phát ra nhiều khí thải carbon (CO2), góp phần gây ra biến đổi khí hậu nhiều hơn so với các nhiên liệu hóa thạch khác như dầu mỏ hoặc khí đốt tự nhiên. Vì vậy một trong những giải pháp quan trọng của việc ngăn chặn biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên là dần dần đóng cửa các nhà máy điện than, thay bằng sản xuất điện sạch. 

Hôm nay Thứ Tư, 20 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ tuyên bố ​​sẽ sớm kết thúc việc tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, kể cả nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên, ở nước ngoài. Cam kết được công bố hôm Thứ Tư được đưa ra sau khi một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông báo họ sẽ chấm dứt việc tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: