Bí mật lò hạt nhân Trung Quốc ở một hòn đảo “không có tên” trên bản đồ

Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính đến năm 2030, kho đầu đạn hạt nhân Trung Quốc có thể lên 1,000 so với hơn 400 đầu đạn hiện nay. Trong ảnh là nhà máy hạt nhân Taipingling tại tỉnh Quảng Đông (ảnh: Zhou Nan/VCG via Getty Images)

Tháng Mười Hai 2022, vào ngay ngày mà các nhà ngoại giao Trung Quốc và Hoa Kỳ cho biết họ chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán nhằm có thể làm giảm căng thẳng Washington-Bắc Kinh, các kỹ sư Nga đang vận chuyển một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân đến một hòn đảo xa và hẻo lánh chỉ cách bờ biển phía Bắc Đài Loan 220 km, Japan Times cho biết.

Nếu không kể các lò phản ứng hạt nhân Iran, lò hạt nhân trên đảo Changbiao là một trong những cơ sở hạt nhân được theo dõi chặt chẽ nhất trên thế giới. Giới chức tình báo Mỹ cho biết, khi bắt đầu hoạt động vào năm nay, lò CFR-600 sẽ có thể sản xuất plutonium cấp độ có thể dùng cho vũ khí hạt nhân (weapons-grade plutonium) và giúp Bắc Kinh tăng kho dự trữ đầu đạn gấp bốn lần trong 12 năm tới; sánh ngang kho vũ khí hạt nhân hiện tại của Mỹ và Nga. CFR-600 nằm tại Changbiao – một hòn đảo nhỏ đến mức và khó tiếp cận đến mức với nhiều người, nó không hề hiện diện trên bản đồ.

Việc Trung Quốc tăng tốc đầu tư vũ khí nguyên tử diễn ra trong bối cảnh hiệp ước cuối cùng còn lại giúp hạn chế các kho dự trữ chiến lược của Mỹ và Nga đang trên bờ vực sụp đổ. Ngày 21 Tháng Hai 2023, Tổng thống Vladimir Putin loan rằng Nga đình chỉ tham gia vào thỏa thuận New START. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh liên tục thắt chặt bang giao, trong đó việc hợp tác quốc phòng và công nghệ quân sự “có một vị trí đặc biệt” trong quan hệ hai nước.

Giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhiều lần gióng chuông cảnh báo về tham vọng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Trong báo cáo năm 2021 đệ trình Quốc hội, giới chức quân đội Mỹ đã lên tiếng báo động vấn đề này. Các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đánh giá rằng CFR-600 đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng kho dự trữ đầu đạn Trung Quốc lên 1,500 vào năm 2035 từ con số ước tính 400 hiện nay.

Trong lần “giao hàng” gần đây nhất, ngày 12 Tháng Mười Hai 2022, công ty nhà nước Rosatom (Nga) đã cung cấp 6,477 kg uranium cho phía Trung Quốc. Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (China National Nuclear Corp) nhận nhiên liệu từ Rosatom cho lò phản ứng CFR-600 được xây dựa trên thiết kế của Nga. Dữ liệu thương mại hiển thị chi tiết của giao dịch đã được Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức tư vấn ở London, cung cấp cho Bloomberg.

Từ Tháng Chín đến Tháng Mười Hai 2022, dữ liệu RUSI cho biết thêm Nga đã xuất khẩu lượng uranium làm giàu cao (highly-enriched uranium) với số lượng gần gấp bảy lần sang Trung Quốc để cung cấp cho lò CFR-600, tương đương tất cả nguyên liệu uranium được loại bỏ trên toàn thế giới dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và Cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA) trong ba thập niên qua! Frank von Hippel, một nhà vật lý và cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc hiện làm việc tại Đại học Princeton, cho rằng CFR-600 có thể sản xuất tới 50 đầu đạn mỗi năm sau khi nó được đưa vào hoạt động.

Trung Quốc đã chi khoảng $384 triệu trong ba đợt, để mua 25,000 kg nhiên liệu cung cấp cho lò CFR-600 ở đảo Changbiao. CFR-600 là một phần trong chương trình đầy tham vọng trị giá $440 tỷ của Trung Quốc nhằm vượt Mỹ trở thành nhà cung cấp năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới vào giữa thập niên tới. Trung Quốc còn đang xây một nhà máy trên sa mạc ở tỉnh Cam Túc.

Mối nguy hiểm hiện nay từ những màn ăn miếng trả miếng giữa Bắc Kinh và Washington là Bắc Kinh tăng cường dồn sức vào chế tạo vũ khí hạt nhân. Vấn đề nguy hiểm hơn nữa là Trung Quốc và Nga không báo cáo các chi tiết có thể giúp xác minh liệu CFR-600 có đang được sử dụng để tăng cường kho vũ khí của Bắc Kinh hay không. Changbiao lại không chịu sự giám sát bắt buộc của IAEA. Bắc Kinh đã ngừng báo cáo kho dự trữ plutonium cho IAEA kể từ năm 2017.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: