Vì sao Bắc Kinh quyết không lùi bước trước việc Mỹ áp thuế?

(Hình: X)

Chuyện Trung Quốc đơn độc thách thức chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà quan sát. Đặc biệt, là bối cảnh này, Bắc Kinh thật sự không cần phải làm vậy.

Tự giải thích về hành động đáp trả thẳng thừng với Tổng Thống Donald Trump, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng họ không có xu hướng khuất phục trước một kẻ bắt nạt – điều mà chính phủ nước này đã nhiều lần dán nhãn cho chính quyền Trump – nhưng trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia bị tố cáo luôn dùng yêu sách bắt nạt với các nước trong khu vực biển Đông.

Trước khi cuộc chiến thuế quan nổ ra, Trung Quốc có khối lượng bán hàng khổng lồ sang Hoa Kỳ, nhưng chỉ chiếm 2% GDP của nước này.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc rõ ràng không muốn bị mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ vào thời điểm mà họ đang phải vật lộn để giải quyết những cơn đau đầu kinh tế đáng kể của chính mình sau nhiều năm khủng hoảng bất động sản, nợ khu vực quá mức, và tình trạng thất nghiệp dai dẳng trong giới trẻ.

Bất chấp điều này, Bắc Kinh nói với người dân rằng họ đang ở vị thế mạnh mẽ để chống lại các cuộc tấn công từ Hoa Kỳ.

Về phần mình, Hoa Kỳ cũng tự biết rõ rằng mức thuế quan đưa ra với Trung Quốc chắc chắn sẽ gây tổn hại đến các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ. Tổng Thống Trump nói với những người ủng hộ mình rằng ông sẽ dễ dàng buộc Trung Quốc phải khuất phục chỉ bằng cách áp thuế quan, nhưng thái độ của Trung Quốc lúc này cho thấy không dễ dàng đạt được yêu sách.

Hôm Thứ Sáu, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gợi ý với Thủ Tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez trong chuyến thăm của ông, rằng nước ông và Liên Minh Châu Âu nên “cùng nhau phản đối các hành vi bắt nạt đơn phương” của chính quyền Trump.

Ngược lại, Sanchez cũng cho rằng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không cản trở sự hợp tác của Bắc Kinh với châu Âu.

Cuộc gặp của họ diễn ra tại thủ đô Trung Quốc vào vài giờ trước khi Bắc Kinh tiếp tục tăng thuế đáp trả đối với hàng hóa từ Hoa Kỳ – mặc dù nước này trước đó tuyên bố sẽ không đáp trả việc Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế.

Tuần tới, Tập Cận Bình sẽ thăm Malaysia, Việt Nam và Campuchia. Đây đều là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan của Trump, và cũng đang chờ Tập đưa ra một đề nghị giải quyết bế tắc.

Các bộ trưởng của Tập đã gặp gỡ các đối tác từ Nam Phi, Ả Rập Xê Út và Ấn Độ, ráo riết thảo luận về việc tăng cường hợp tác thương mại.
Ngoài ra, Trung Quốc và EU được cho là đang đàm phán về khả năng xóa bỏ thuế quan của châu Âu đối với xe hơi Trung Quốc, thay vào đó là mức giá tối thiểu, nhằm ngăn chặn một đợt bán phá giá mới.

Tóm lại, nhìn vào cục diện chung, có thể thấy Trung Quốc đang có nhiều lựa chọn.

Các nhà phân tích cho rằng việc tăng thuế quan lẫn nhau giữa hai siêu cường hiện nay gần như trở nên vô nghĩa, vì họ đã vượt qua thời điểm cắt giảm phần lớn hoạt động thương mại giữa hai bên. Vì vậy, việc tăng thuế quan trả đũa theo cả hai hướng đã trở nên mang tính biểu tượng hơn.
Biểu đồ mức tăng thuế quan trả đũa mà Trung Quốc và Hoa Kỳ áp đặt lên nhau từ ngày 01 Tháng Hai đến ngày 11 Tháng Tư cho thấy cách Trung Quốc ban đầu giữ nguyên mức thuế trả đũa cho đến khi leo thang vào Tháng Tư.

Trong mấy ngày qua, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh đăng tải hình ảnh Chủ Tịch Mao lên mạng xã hội, bao gồm một đoạn clip trong chiến tranh Triều Tiên khi ông nói với Hoa Kỳ rằng “dù cuộc chiến này kéo dài bao lâu, chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng. Đồng thời, còn có lời bình luận: “Chúng tôi là người Trung Quốc. Chúng tôi không sợ bị khiêu khích. Chúng tôi sẽ không lùi bước.”

Một bức ảnh trong chiến dịch khiêu khích Mỹ của Trung quốc, mô tả trẻ con Mỹ sẽ không còn hàng hóa như trước (GT)

Vào lúc này Trung Quốc rõ ràng đang có một phần thế giới khác thay thế để trao đổi kinh tế. Trong việc giữ vị thế của mình đối với Hoa Kỳ, cuộc thương chiến giữa hai siêu cường này có thể sẽ còn nhiều điều hay sắp tới, bởi với chính quyền Trung Quốc, bộ mặt và vị thế là thứ mà họ có thể bảo vệ một cách tuyệt đối, thậm chí dù phải hy sinh một vài điều gì đó trong nền kinh tế của mình lúc này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc bể dâu
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: