24 cuộc gọi tố cáo “vẽ bệnh, moi tiền” ở Sài Gòn 

Một phòng khám sau khi bị xử phạt đã đổi tên nhiều lần để tiếp tục moi tiền bệnh nhân_Ảnh Dân Trí

Sau 25 ngày mở đường dây nóng cho người dân phản ảnh các cơ sở y tế “vẽ bệnh, moi tiền”, Sở Y tế Sài Gòn cho biết đã nhận được 24 cuộc gọi tố cáo. 

Tổng cộng có 112 cuộc gọi và 14 tin nhắn của người dân, trong đó có 24 cuộc gọi tố cáo đích danh các cơ sở y tế “vẽ bệnh, moi tiền” và những nơi này đang bị thanh tra. 

Từ ngày 4 Tháng Mười Hai, Sở Y tế TPHCM đã công bố số hotline để tiếp nhận cuộc gọi phản ảnh của người dân khi bị các cơ sở y tế lừa gạt. Trước đó, đầu Tháng Mười Hai, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã kiểm tra đột xuất 12 phòng khám đa khoa tại Sài Gòn từng có nhiều vi phạm. Trong đó, có bốn phòng khám đăng ký bác sĩ hành nghề ngoại quốc là phòng khám đa khoa Âu Á (quận 6), phòng khám đa khoa Hoàn Cầu (quận 5), phòng khám đa khoa Hồng Phong (quận 5) và phòng khám đa khoa Thăng Long (quận 10).

Quá trình kiểm tra của đoàn thanh tra ghi nhận nhiều lỗi vi phạm tái diễn như quảng cáo, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quá phạm vi chuyên môn được cấp phép; sửa hồ sơ bệnh án làm sai lệch thông tin; mở thêm phòng điều trị, bổ sung trang thiết bị y tế nhưng không đăng ký; điều kiện vệ sinh vô trùng không bảo đảm và thiếu dụng cụ để thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa; nhân sự đã đăng ký hành nghề nhưng không có mặt đầy đủ, còn những người có mặt lại thiếu chứng chỉ chuyên môn; chỉ định kháng sinh không phù hợp phác đồ điều trị…

Một phòng khám đa khoa ở đường Sư Vạn Hạnh quận 10 vi phạm vẽ bệnh moi tiền bệnh nhân_ Ảnh Dân Trí

Hiện Sài Gòn có 65 phòng khám tư nhân có vốn đầu tư và nhân sự ngoại quốc tham gia khám chữa bệnh và 120 người ngoại quốc (đa số là dân Trung Quốc) đang làm việc. Đa số các phòng khám tư lùm xùm về chất lượng và giá cả khám chữa bệnh đều có người Trung Quốc làm việc. 

Số 24 vụ phản ảnh trên chỉ là bề nổi của tảng băng, vì không phải bệnh nhân nào khi bị “vẽ bệnh, moi tiền” cũng gọi đường dây nóng của Sở Y tế. Mặt khác, có những phòng khám và cơ sở y tế sau khi bị xử phạt lại đổi tên, đổi địa chỉ hành nghề, đẩy mạnh quảng cáo khiến người dân không biết đâu mà lường. 

Phòng khám đa khoa Hồng Phong ở quận 5 đã bị ngành y tế phạt nhưng vẫn tiếp tục vi phạm_ Ảnh Dân Trí

Chẳng hạn như phòng khám đa khoa Elizabeth (87-89 Thành Thái, quận 10). Hồi năm 2014, phòng khám này bị xử phạt hơn $13,000 (315 triệu đồng) và tước giấy phép, sau đó phòng khám này đổi tên lần lượt thành Thành Thái, Khang Thái và hiện tại là Hồng Cường. Sau khi “lột xác”, các phòng khám mới lại tiếp tục hoạt động theo kiểu cũ là quảng cáo khám chữa bệnh với chi phí rất rẻ nhưng khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm hay tiểu phẫu, phòng khám đã hù dọa và “vẽ bệnh” với chi phí đội lên nhiều lần. 

Chẳng hạn như phòng khám đa khoa Hồng Phong (160-162 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5) đầu năm 2022 bị phạt tiền và tước giấy phép hoạt động, nhưng đến Tháng Mười 2022 lại tái diễn việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn trong giấy phép; sử dụng thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: