Chính quyền Đức Trọng lấy đất, dân K’Ho chặn đường phản đối

Trẻ con K’Ho cũng tham gia chặn khởi công dự án hồ Ta Hoét (ảnh: cắt từ video)

Ngày 20 Tháng Hai, gần một trăm người dân tộc bản địa K’Ho ở vùng Đức Trọng, Lâm Đồng đã xuống đường ngăn chận lễ khởi công xây dựng hồ chứa nước của chính quyền địa phương, đối đầu với khoảng gần trăm cảnh sát cơ động, an ninh thường phục và nhiều hội đoàn địa phương khác.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa phía người dân tộc bản địa K’Ho, với cả trẻ em và người già, nhưng chỉ hơn một tiếng sau, được lệnh từ giới lãnh đạo địa phương, cảnh sát cơ động đã giải tán bằng dùi cui, thả chó săn tấn công… khiến khoảng năm người bị thương. Một trẻ em bị xô ngã trật tay và một cụ già ngất xỉu, phải đi cấp cứu. Sự kiện đã diễn ra ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khi chính quyền địa phương khởi công xây hồ chứa nước có tên là Ta Hoét trong ngày 20 Tháng Hai.

Dân K’Ho bị chặn đường đến lễ khởi công (ảnh: cắt từ video)
Một cụ già ngất xỉu trong lúc hỗn loạn, phải đưa đi cấp cứu (ảnh: cắt từ video)

Người Kinh nghe cái tên Ta Hoét thì nghĩ đó là đặt theo thổ ngữ, nhưng người K’Ho nói không hiểu cái tên đó là gì. Dự án hồ chứa nước Ta Hoét được biết có mức đầu tư 981,6 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư; trong đó có 220 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Nhưng cái gọi là “đền bù” là một câu chuyện dài phức tạp, và chắc chắn số 220 tỷ đồng đó có nhiều điều mờ ám, do dân K’Ho tố cáo rất nhiều người bị phân loại đất vào dạng không được đền bù, hoặc đền bù rất thấp.

Một người cho biết, hơn 70% dân bản địa ở đây không đồng ý, vì chính quyền trả chung với giá 20 triệu đồng cho 1000 m2 đất trồng trọt, trong khi giá đúng là cao gấp 20-30 lần, đó là chưa nói hoa màu và tài sản trên đất không được tính.

Điều đáng nói là sau khi lấy đất, chính quyền không quan tâm người dân ở đây sẽ sống và định cư mới như thế nào? Những người hiểu chuyện nói, vì những gia đình K’Ho ở đây xa xôi với đời sống bên ngoài nên bị trấn áp rất dữ dội, và cách làm này buộc người dân phải lùi sâu vào núi để khai hoang, tự xây dựng lại để sống trong điều kiện khắc nghiệt, mà không có một kế hoạch hỗ trợ nào của chính quyền.

“Trả lại đất cho dân” là khẩu hiệu được hô to suốt buổi (ảnh: cắt từ video)

Dân nói họ không hiểu xây hồ chứa nước để làm gì, khi khu vực này không thiếu nước. Tuy nhiên, một nguồn tin từ Ủy ban cho biết dựa án này bí mật được xây dựng cho một kế hoạch không liên quan gì đến sinh hoạt của thôn K’Ren. Được biết nơi này cách trung tâm Đà Lạt khoảng 15 km, trong dự án tương lai của tỉnh, K’Ren và các thôn lân cận có khả năng cao được sáp nhập thành một phường của thành phố Đà Lạt, do đó, việc khai hoang và đẩy các buôn làng đi sâu vào trong núi hơn là có mục đích.

Dân tố cáo chưa nhận bồi thường hay chưa đồng ý, đến ngày, xe san ủi của chính quyền vẫn phá nhà, ruộng vườn. Chính quyền xã cử người đến từng hộ gia đình ép ký giấy đồng ý. Chiều 17 Tháng Hai 2023, những cán bộ địa phương lợi dụng việc ở nhà không có người lớn (vì phần lớn người dân đang ngoài đồng, hoặc đang túc trực bảo vệ đất), đã tới từng nhà bắt ép trẻ con ký nhận thay. Khi những đứa trẻ bỏ chạy, thì cán bộ văng tục, đe dọa ra đường nhận mặt sẽ đánh. Vài ngày trước đó, khi đưa máy móc san lấp mặt bằng, cán bộ xã cũng đã văng tục, xưng mày tao với người dân, đe doạ dân ai phản đối, ra đường gặp được sẽ đánh.

Những người dân K’Ho hiểu biết pháp luật đã nhờ luật sư đưa đơn kiện, sự việc đã ra đến Hà Nội. Ngày 15 Tháng Mười Một 2021, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp đơn, cũng đã đến gặp người dân thôn K’Ren cũng đã nêu lên vấn đề này trước buổi tiếp xúc cử tri, nhưng rồi đâu lại vào đấy, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước vẫn như bánh xích máy san ủi, lại tiếp tục xóa sổ đời sống của hàng trăm ngôi nhà tại đây.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: