Điện Biên: Hàng loạt xe khách xuống đường phản đối chính quyền tăng thuế

Hàng hoạt xe khách xếp hàng tại Bến xe khách Điện Biên để phản đối việc áp thuế mới. Ảnh: Lao Động

Do không chịu nổi chính sách tăng thuế, tăng phí mới của chính quyền tỉnh Điện Biên, hàng loạt xe khách giường nằm tập trung lại, treo banner với dòng chữ “Nhà xe không đáp ứng đủ, xin tạm dừng phương tiện. Mong cơ quan có thẩm quyền giải quyết”.

Theo báo Lao Động, có khoảng 30 chiếc xe loại 40 giường tham gia diễu phố vào trưa Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, trên nhiếu tuyến đường tại TP. Điện Biên Phủ.

Ông Lê Văn Chiến – chủ nhà xe Chiến Mai cho biết, chỉ mới năm ngoái, mỗi đầu xe giường nằm loại 40 chỗ chỉ phải nộp khoảng 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng ngày từ ngày đầu năm, 1 Tháng Giêng năm 2023, mỗi xe phải nộp hơn 24 triệu đồng/tháng, cao hơn 3 lần mức nộp cũ.

Có thể nói mức độ tăng thuế và chi phí mới cho mỗi đầu xe do chính quyền thành phố đưa ra chẳng khác nào muốn bóp chết kế sinh nhai của người dân.

Giới tài xế nói quy định mới này giống như sợi dây lòng lọng treo cổ doanh nghiệp. Chưa hết, ngành thuế còn định ra những quy định khác như muốn siết chặt hơn sợi dây thòng lọng này, ông Chiến nói:

“Ngoài áp mức thuế cao, chúng tôi lại không được hoàn thuế hóa đơn dầu và hóa đơn sửa chữa nên không thể duy trì hoạt động. Trong khi đó, một số hãng xe cũng chạy tuyến Điện Biên – Hà Nội và một số tỉnh nhưng đăng ký kinh doanh tại các tỉnh khác thì mỗi tháng chỉ phải nộp thuế khoảng 2,5 triệu đồng”.

Đại diện Ban quản lý Bến xe khách tỉnh Điện Biên cũng cho biết, việc các xe khách dừng hoạt động liên quan đến chính sách thuế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải hành khách. Tình trạng thiếu xe sẽ khiến bến xe ứ đọng khách hàng, và khác hàng sẽ tạo thêm áp lực cho  bến xe và chính quyền.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sự việc do các nhà xe chưa đồng tình với việc ấn định hệ số sử dụng ghế ngồi, giường nằm và doanh thu đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách khi áp dụng phương pháp trực tiếp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Cụ thể, năm 2022, một đầu xe phải đóng khoảng 10 triệu đồng/tháng bao gồm cả thuế và chi phí quản lý, vận hành thì khi áp dụng chính sách mới đã tăng lên 28 – 29 triệu đồng/tháng.

Đề phòng hành động phản đối này lan rộng, Hiệp hội vận tải ôtô Điện Biên sẽ triệu tập cuộc họp với đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà xe để tổng hợp ý kiến. Ông Nguyễn Quốc Mạnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP vận tải ôtô Điện Biên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Điện Biên – cho biết, Hiệp hội sẽ đề xuất với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan để sớm có giải pháp tháp gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải trong việc thực hiện chính sách thuế năm 2023.

Các xe dán banner với nội dung: “Áp dụng thuế 2023 nhà xe không đáp ứng đủ, xin tạm dừng phương tiện. Mong cơ quan có thẩm quyền giải quyết” như kiểu “giận dỗi, rồi xin xem xét”. Ảnh: Văn Thành Chương/Lao Động

Theo thông tin của phóng viên, Cục Thuế tỉnh Điện Biên cũng đã lên kế hoạch tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách vào 14h chiều 26 Tháng Hai để “làm rõ các nội dung liên quan đến áp dụng chính sách thuế mới năm 2023”.

Có thể chính quyền sẽ giảm áp lực bằng cách giảm bớt tiền thuế một chút để tạo sự “công bằng” cho các hãng. Một số nhà phân tích cho rằng chính quyền luôn áp dụng chính sách “mền nắn, rắn buông” rất hiệu quả.

Mặt khác, có thể các hãng xe đăng ký kinh doanh tại tỉnh Điện Biên phản đối chính sách thuế mới không chỉ họ bị đóng thuế nhiều quá mà vì một số hãng xe đăng ký ngoài tỉnh nhưng cùng chạy chung tuyến đường được đón thuế ít hơn họ.

Trân mạng xã hội, tài khoản Công Tín phân tích: “Con người luôn muốn tìm ‘sự công bằng’. Nếu bây giờ các tỉnh khác quản lý đầu xe chạy tuyến đường Điện Biên – Hà Nội, đều tăng thuế như Điện Biên, tức là toàn bộ đầu xe phải đóng thuế cao như nhau thì chưa chắc giới tài xế dám ‘xuống đường’ như thế”.

Tài khoản Tam Thanh đồng ý với nhận định trên: “Nhìn khẩu hiệu các nhà xe đưa ra trong cuộc ‘xuống đường’ đòi quyền lợi này người ta thấy chẳng qua đó cũng chỉ là chuyện ‘giận dỗi, làm nư’ khi thấy mình bị bóc lột nhiều hơn người khác thôi, chứ không phải họ muốn đòi quyền lợi chung. Khẩu hiệu mang tính năn nỉ, xin xỏ nhiều hơn là đòi quyền lợi một cách công bằng”.

Theo tin từ báo Lao Động, chiều Chủ Nhật 26 Tháng Hai, Sở GTVT sẽ phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị liên quan làm việc với các doanh nghiệp vận tải và nhà xe để làm rõ các nội dung liên quan, tìm giải pháp tháo gỡ và giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Điều này có thể hiểu  là người quăng ra cái dây thòng lòng thắt cổ doanh nghiệp, giờ sẽ “tìm giải pháp nới lỏng (tháo gỡ) sợi dây kia ra” cho doanh nghiệp thở dễ hơn một chút. Thế là những người đang bị siết cổ phải mang ơn kẻ siết cổ họ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: