Đồng bằng sông Cửu Long mất 500 hecta đất mỗi năm do sạt lở

Điểm sụt lún 13.12 ft_ ở Cà Mau ngăn trở giao thông khiến dân không đem lúa đi bán được_Ảnh cắt từ video của VTV4

Trung bình mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 500 ha đất do sạt lở và xói mòn. 

Trong ba năm, từ 2018 – 2020, sạt lở và xói mòn đã gây thiệt hại hơn $8 triệu (hơn 200 tỷ đồng) tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau.

Đó là con số được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Tổng cục Phòng chống thiên tai công bố tại tọa đàm “Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” tổ chức tại Cần Thơ hôm 19 Tháng Mười Hai. 

Ảnh cắt từ video VTV 4 _Trong vòng 9 năm tốc độ sạt lở tăng lên 7 lần

Theo WWF Việt Nam, 13 tỉnh – thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 18 triệu dân, là trung tâm sản xuất nông nghiệp với mức đóng góp 31.37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu cả nước.

Nhưng vựa lúa miền Nam này cũng chịu tác động mạnh mẽ trước các vấn đề cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, xói mòn, sụt lún, sạt lở… Vụ gần nhất xảy ra hôm 5 Tháng Mười Hai tại huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) khiến 22 gia đình và 109 người dân bị ảnh hưởng, trong đó 12 căn nhà bị sụp hoàn toàn xuống sông.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, cuối năm 2021 Đồng bằng sông Cửu Long có 621 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 379.03 miles (610 km). Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 147 điểm với chiều dài 78.9 miles (127 km), sạt lở nguy hiểm có 137 điểm với chiều dài 119.9 miles (193 km).

Ảnh cắt từ video VTV 4_40 phần trăm chiều dài bờ biển thuộc 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bị sạt lở

Theo WWF Việt Nam, nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở nói trên là do việc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở thượng nguồn khiến phù sa bồi đắp đồng bằng bị thiếu; tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan và mất kiểm soát; khai thác cát sông ngày càng tăng, với tổng lượng cát bị lấy nhiều hơn khối lượng cát đổ vào sông hàng năm. 

Trong video “Sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long” của VTV4 phát trên YouTube hai tuần trước cũng có những thông tin đáng chú ý: Năm 2010, cả đồng bằng chỉ có 99 điểm sạt lở, nhưng đến cuối năm 2019, số điểm sạt lở tăng lên 681, tức sau 9 năm, số điểm sạt lở đã tăng lên 7 lần; khoảng 40% chiều dài bờ biển bị sạt lở, trong đó 26% chiều dài bờ biển bị sói lở nghiêm trọng;  10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún gấp ba lần nước biển dâng. Đây là vấn đề chung ảnh hưởng đến người dân 7 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hứng chịu nặng nề nhất là tỉnh Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ bị tan rã vì cuối thế kỷ 21 sẽ có nhiều vùng nằm dưới mặt nước biển. 

Cảnh báo sụt lún ở tỉnh Cà Mau__Nam Việt Nam_Ảnh cắt từ video của VTV 4

Nguyên nhân chính là vùng đất này đang thiếu hụt phù sa bồi đắp. Lúc trước hàng năm có 160 triệu tấn phù sa từ thượng nguồn bồi đắp, nhưng hiện mỗi năm chỉ còn 80 – 85 triệu tấn phù sa  và ngày càng giảm, do thượng nguồn sông Mekong có đến 110 đập thủy điện, phù sa bị giữ lại, khiến Đồng bằng sông Cửu Long bị mất 700-800 ha mỗi năm. 

Phù sa là “tấm khiên” bảo vệ rừng ngập mặn, ngăn chặn sóng biển xâm lấn vào bờ, khi thiếu phù sa, sóng biển dễ dàng cuốn trôi rừng ngập mặn khiến rừng ngập mặn suy giảm diện tích trung bình mỗi năm 300ha. Những cột sóng cao từ biển đánh thẳng vào bờ kè, gây sói mòn, sạt lở ven biển cộng với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, không kiểm soát khiến đồng bằng tan rã từ bên trong. Ngoài ra, còn có chính sách “ngọt hóa” đi ngược lại thiên nhiên của nhà nước góp phần phá hoại (khuyến khích nông dân làm đê bao ngăn mặn nhưng không có nước ngọt đưa vào sông, làm mất cân bằng kết cấu các tầng đất khiến mặt đất không chịu nổi tải trọng).  

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: