Giá chữa bệnh dịch vụ sẽ tăng cao, ‘người giàu cũng chết’!

So sánh giá khám chữa bệnh hiện tại ở các bệnh viện và giá dịch vụ theo yêu cầu trong dự thảo. Đồ họa: Tạ Lư/VNExpress

Sáng ngày 24 Tháng Ba, trong buổi gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế, cho biết hiện bộ đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện được quyền quyết định giá khám chữa bệnh theo yêu cầu (khám chữa bệnh dịch vụ). Trong đó, có quy định mức giá khám bệnh dịch vụ cao nhất là 300,000 đồng một lượt khám, và 3 triệu đồng cho một phòng một người nằm/ngày.

Giá giường nằm đề xuất trong dự thảo thông tư cao hơn khoảng một triệu đồng so với mức cao nhất đang áp dụng tại các bệnh viện công lớn.

Thực ra, khung giá này được Bộ Y tế đưa ra vào cuối năm ngoái khi chưa hoàn thiện, và bị dư luận đánh giá là “con dao mổ cứa cổ bệnh nhân”.

Một giường bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: Lê Nga/VNExpress

Theo khảo sát của VNExpress Tháng Mười Một năm 2022 với 4,498 người tham gia, trong đó 64% ý kiến cho rằng giá giường dịch vụ 3 triệu đồng là cao, 4% đánh giá là thấp, 32% cho rằng giá không hợp lý. Nhiều ý kiến cũng cho rằng mức giá 3 triệu đồng một phòng bệnh là ngang giá khách sạn 4 sao.

Đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Y tế giải thích giá đó không mắc, vì các cơ sở y tế sẽ đầu tư tương xứng với từng mức thu. Ông Tôn Văn Tài, Phó phòng Tài Chính Kế toán, Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng cho rằng không thể so sánh giá phòng bệnh với giá khách sạn, “vì bệnh nhân ở bệnh viện sẽ nằm 24/24 trong phòng với các điều kiện máy lạnh, điện, nước, nhân viên y tế túc trực phục vụ”.

Với mức giá 3 triệu đồng/phòng chữa bệnh, người có mức lương 20 triệu đồng/tháng (mức lương nhiều người mơ ước) cũng chỉ nằm được 6 ngày/tháng. Một vị giám đốc bệnh viện hạng I ở Hà Nội cho rằng giá như vậy có thể vẫn còn thấp so với thực tế nếu “tính đúng tính đủ”.

Bác sĩ khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn nhanh trước khi điều trị bệnh nhân. Ảnh: VNExpress

Ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế, còn có ý kiến cho rằng giá khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu “không cần khống chế trần, vì phụ thuộc thị trường, ai có nhiều tiền thì trả tiền”.

Anh Trần Văn Hòa ở Sài Gòn cũng cho rằng không nên so sánh mức giá phòng ở bệnh viện với phòng khách sạn 4 hay 5 sao, vì có nhiều điểm không tương đồng. Anh nói:

“Điều nhiều người lo lắng đó là tính minh bạch của bệnh viện. Người có bảo hiểm y tế vào bệnh viện chữa trị, được nhân viên cho biết hiện họ không còn giường dành cho loại bảo hiểm này, mà chỉ còn giường dịch vụ, thì bệnh nhân phải làm sao? Về nhà chờ giường hay chờ… chết?”

Anh Hòa nói thêm, nếu giá khám chữa bệnh thực hiện theo ý ông Đức – không cần khống chế giá trần – thì người giàu cũng chết (vì hết tiền) chứ nói chi người nghèo!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: