Người lao động trốn ở lại, dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc với bốn tỉnh

Lao Động làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc. Nguồn: Báo Thanh Niên

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định cho tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2022 đối với bốn tỉnh, do có nhiều lao động hết hạn hợp đồng nhưng ở lại mà không về nước.

Mới đây, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết Bộ vừa thông báo tạm dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc với tám huyện, thành phố, thị xã của bốn tỉnh, gồm: Huyện Nghi Xuân và huyện Cẩm Xuyên thuộc Hà Tĩnh; Thành phố Chí Linh thuộc Hải Dương; Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, và huyện Hưng Nguyên thuộc Nghệ An; Huyện Đông Sơn và huyện Hoằng Hóa thuộc Thanh Hóa).

Theo ông Liêm, việc tạm dừng tuyển lao động kể trên căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020 – 2022.

Tám huyện, thị kể trên có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.

Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100,000 người di cư ra nước ngoài. Trong đó có du học sinh, đi lao động và đi định cư. Những người có tiền thì đầu tư để được suất định cư, có người thì cho con du học và tìm điều kiện ở lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ tiền để di cư theo cách đó, những người được đi lao động nước ngoài thì lại tìm cách ở lại.

Những người lao động rồi trốn ở lại là di cư bất hợp pháp. Những người này sẽ không được luật pháp nước sở tại bảo vệ và có thể bị bắt và trục xuất về nước bất cứ lúc nào. Tuy vậy nhiều người vẫn chọn ở lại vì họ thấy ở quê nhà không cho họ điều kiện sống như mong muốn./.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: