Sản xuất thực phẩm chức năng giả quy mô cực lớn

Hàng thực phẩm chức năng giả bị tịch thu. Nguồn: Báo Thanh Niên

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cho biết, sáng ngày 22 Tháng Sáu, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Vũ Văn Sỹ (27 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ cao UEPHA (đặt tại xã Đại Lâm, H.Lạng Giang, Bắc Giang) và Ong Thị Vân (34 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Phong (đặt tại P.Mỹ Đình 1, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội), để làm rõ tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”. Công an thu giữ 600 kg viên nang Collagen và nhiều tang vật liên quan.

Trước đó, ngày 11 Tháng Sáu, PC03 Công an tỉnh Bắc Giang đã kiểm tra, bắt quả tang công ty của ông Sỹ sản xuất hàng giả là thực phẩm chức năng Collagen, thu giữ 16 thùng chứa các viên nang Collagen với tổng trọng lượng khoảng 600 kg; 13 thùng chứa vỏ hộp giấy, hộp nhựa, tem nhãn Collagen; ba máy khò và nhiều tang vật liên quan khác.

Kết quả điều tra cho biết Ong Thị Vân là người phân phối thực phẩm chức năng giả cho ông Sỹ. Vân khai nhận trước đó đặt 1,200 lọ thực phẩm chức năng Collagen của ông Sỹ và đã bán hết.

Hàng giả, hàng nhái tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xâm phạm giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, ngành công an được cấp ngân sách rất lớn, gấp 13 lần ngân sách Bộ Giáo dục nhưng ngành này chủ yếu là giữ an ninh chính trị cho Đảng Cộng sản là chính. Tình hình tội phạm thì không được cải thiện gì. Tình trạng phạm pháp vẫn rất phổ biến và có chiều hướng tăng.

Chống hàng giả thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Dù vậy, hàng giả, hàng nhái vẫn đang sống nhởn nhơ, thách thức. Sự phối hợp giữa các lực lượng như công an, hải quan, quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng… chưa hiệu quả nên mới để xảy ra hiện tượng sản xuất hàng giả tràn lan như vậy. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người ngại uống rượu ngoại vì sợ mua phải hàng giả. Câu chuyện hàng giả là đề tài bàn tán mỗi khi người dân muốn mua hàng gì đó mà mình chưa rành. Họ không biết tin ai.

Một phần cũng có sự tiếp tay của người tiêu dùng, biết hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn mua do thích các thương hiệu nổi tiếng hoặc chưa đủ kỹ năng nhận biết mà cũng một phần do ham rẻ mà dính bẫy. Ở Việt Nam, người ta đòi hỏi mỗi người phải là “người tiêu dùng thông minh” để tránh hàng giả hàng dỏm. Việt Nam, một thị trường thiếu an toàn, lúc nào người tiêu dùng cũng đối diện với cạm bẫy.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: