Suýt chết đuối, chàng trai lập nhóm “Tình yêu sông Hồng” dạy bơi miễn phí

Nguyễn Ngọc Khánh và lớp dạy. Nguồn: Báo Soha

Tình trạng trẻ em, học sinh bị đuối nước và tử vong trong những tháng vừa qua rất đáng báo động. Sẽ có thể hạn chế những tai nạn thương tâm này nếu thêm mỗi người biết bơi. Đấy là kỹ năng sinh tồn, có khi nó còn quan trọng hơn kiến thức khoa học cao siêu. Để làm được việc cho bản thân và xã hội thì trước tiên phải sống trước đã.

Khác với các nền giáo dục tiên tiến, nền giáo dục Việt Nam chỉ chú trọng đến việc dạy chữ mà xem nhẹ các phần khác thuộc về âm nhạc, thể thao, nghệ thuật và đặc biệt là kỹ năng sinh tồn. Kỹ năng sinh tồn cơ bản như biết làm gì khi đi lạc trong rừng, hay biết bơi khi chẳng may rơi xuống nước là những kỹ năng rất cần thiết. Vậy mà nó vắng bóng trong nền giáo dục Việt Nam.

Người có ý tưởng lập nhóm “Tình yêu sông Hồng” – chuyên dạy bơi miễn phí cho trẻ em các tỉnh thành ven sông Hồng là anh Nguyễn Ngọc Khánh người Hà Nội.

Khánh cho biết, cách đây bốn năm anh theo nhóm bơi đường dài đến một hồ ở tỉnh Thanh Hóa bơi và vì tự tin mình biết bơi nên không mang phao. Thế nhưng hôm đó tai nạn xảy ra khi bơi, anh đã suýt chết vì sự tự tin của mình. Sống sót sau lần đi bơi xa đó, Khánh quyết tâm luyện tập bơi bài bản lại từ đầu để phòng thân. Anh còn tham gia bơi đường dài với kỷ lục bản thân là bơi 200 km từ cầu Long Biên đến biển Thái Bình.

Sau nhiều lần tham gia các giải bơi nghiệp dư, năm 2020, anh Khánh quyết định tập hợp những người có chung sở thích bơi lội với mình vào câu lạc bộ “Bơi khám phá”. Được biết Khánh là Trưởng Câu lạc bộ “Bơi khám phá” còn nhóm “Tình yêu sông Hồng” là hành trình thiện nguyện mà anh cùng các thành viên câu lạc bộ thực hiện từ năm 2021 đến nay.

Hành trình “Tình yêu sông Hồng” với hoạt động chính là trực tiếp dạy bơi miễn phí tại tất cả các tỉnh thành ven sông Hồng, khởi nguồn từ Lào Cai và kết thúc tại Thái Bình. Đến nay, chương trình đã dạy bơi miễn phí cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở (tức từ lớp 6 đến lớp 9) ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và đang tiếp tục hành trình sang các tỉnh khác.

Những kỹ năng sinh tồn cần phải được lập thành chương trình chính thức trong nhà trường. Chỉ có chính sách do nhà cầm quyền ban hành mới làm được, còn mỗi cá nhân, dù có tâm thì cũng làm được phần rất nhỏ trong xã hội.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: