Thực phẩm bẩn xâm chiếm thị trường thương mại điện tử, nhà cầm quyền bất lực

Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở sản xuất mật ong giả. Nguồn: Báo CAND

Từ lâu nay, thực phẩm bẩn là vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam. Người dân thì ham rẻ, người bán thì thiếu cái tâm cho nên thực phẩm bẩn vẫn cứ được phù phép thành thực phẩm sạch rồi đưa ra thị trường.

Việc chống thực phẩm bẩn lâu nay dường như không có hiệu quả. Dù chống, thực phẩm bẩn tràn lan ngoài chợ và nay lại xâm nhập vào thị trường thương mại điện tử. Trong khi đó loại hình thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, vì thế thực phẩm bẩn qua thị trường này cũng sẽ tràn lan nếu không có giải pháp ngăn chặn.

Tại hội thảo “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới” do Bộ Công thương tổ chức ngày 30 Tháng Sáu tại Hà Nội, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, và kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ đầu vào nhằm đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương thì đưa ra một thông tin bi quan rằng: “Mặc dù đã quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, nhưng số lượng các vụ việc được phát hiện, xử lý còn thấp, trong khi đó các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp, nhưng xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn, do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” này không đơn giản”.

Theo thống kê từ cơ quan chức năng, sáu tháng đầu năm 2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra 45 vụ việc, xử lý 42 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng, tương đương $30,000, trị giá hàng vi phạm gần 1.2 tỷ đồng, tương đương $52,000; hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2021 đến nay, Cục đã phối hợp với Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, thông qua Tổ xử lý phản ứng nhanh đã khóa 200 gian hàng, trên 500 sản phẩm vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm, dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Vi phạm không chỉ xảy ra tại các sàn thương mại điện tử mà còn tại nhiều shop bán qua mạng xã hội.

Được biết, tại Việt Nam mỗi ngày có 300 người chết vì ung thư gấp 13 lần tai nạn giao thông. Để thực phẩm bẩn tràn lan, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng và ngành y tế phải tốn kém vì hậu quả của nó.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: