Vụ án ‘chuyến bay giải cứu’: Bắt thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng

Từ trái qua: Bị can Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn – Ảnh: CA

Tin liên quan:

Khởi tố vụ án ‘nhận hối lộ’ tại Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lãnh sự bị bắt

 

Vụ bắt Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng để điều tra tội nhận hối lộ liên quan vụ ‘chuyến bay giải cứu’ vào ngày 14 Tháng Tư không làm dư luận ngạc nhiên, bởi tính chất “cá mè” của bọn tội phạm.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao sẽ không làm nên “cơm cháo” gì nếu không có sự trợ giúp đắc lực của ông Dũng.

Trong ngày ông Dũng bị bắt, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố và lệnh tạm giam đối với: Ông Phạm Trung Kiên – chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế, và ông Vũ Anh Tuấn – nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an – cùng về hành vi nhận hối lộ.

Ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, đã có gần 30 năm làm việc trong ngành ngoại giao, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau liên quan đến các lĩnh vực hội nhập quốc tế, ngoại giao song phương và đa phương…

Ông Dũng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2019. Trước đó ông Dũng giữ chức Trợ lý bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan – Ảnh: Bộ Công an

Liên quan vụ án này, trước đó, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, Phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, Chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, Phó phòng bảo hộ công dân của cục này.

Vào Tháng Ba, bà Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình, cũng bị bắt vì tội đưa hối lộ.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, đầu Tháng Mười Hai năm 2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200,000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

Ngày 20 Tháng Bảy năm 2021, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen cho bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự về thành tích “bảo hộ công dân” xuất sắc – Ảnh: Báo Quốc Tế

Tuy nhiên, nhiều người có nhu cầu về nước hoàn toàn sững sờ trước giá vé “trên trời”, mang tiếng “nhân đạo” nhưng bán với giá “cắt cổ”. Cụ thể một vé “giải cứu” từ Canada hoặc Mỹ về Việt Nam được bán với giá từ 52 – 58 triệu đồng/vé ($2,300 – $2,500), cao gấp đôi so với mức giá trước đây, khoảng 25 – 30 triệu đồng/vé ($1,100 – $1,300). Có thời điểm, giá vé được nâng lên đến 70 triệu cho đến hơn 100 triệu! ($3,000 – $4,400)

Trả lời về việc này, các hãng hàng không như Vietnam Airline, Vietjet khẳng định “không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác!”

Không chấp nhận lý lẽ từ các hãng hàng không, ngay từ Tháng Giêng năm 2021, báo chí và người dân đã đặt nghi vấn về vấn đề trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.

Lúc đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng trấn an dư luận trong và ngoài nước, và khẳng định: “Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật”. (Tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: