Vụ ‘xuất bản tặc’: Học sinh phải mua sách giáo khoa đắt hơn cả trăm tỷ đồng

Sau khi bắt tạm giam bốn nhân vật chính khuynh loát giá sách giáo khoa nhiều năm tại NXB Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần giấy Phùng Vĩnh Hưng, rất nhiều phụ huynh bị sốc khi biết họ đã phải mua sách giáo khoa cho con em đắt hơn cả hàng trăm tỷ đồng.

Theo hồ sơ điều tra, trong giai đoạn 2014-2019, Công ty Cổ phần giấy Phùng Vĩnh Hưng đã trúng thầu hơn 83.1% số lượng giấy của NXB Giáo dục Việt Nam, tương ứng hơn 1,890 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, bọn họ đã nâng giá cao khoảng 1.7 lần so với giá nhập khẩu, chia nhau số tiền chênh lệch khoảng 210 tỷ đồng.

Kiểm tra xác suất một số hợp đồng, cơ quan chức năng phát hiện giá giấy mà công ty này bán cho NXB cao bình quân gấp 1.7 lần giá nhập khẩu, với số tiền chênh lệch khoảng 210 tỷ đồng.

Bị can Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Việt Nam và Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần giấy Phùng Vĩnh Hưng – Ảnh: CA

Cơ quan thanh tra cho rằng, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất SGK theo phương thức chào hàng cạnh tranh của NXB có nhiều điểm “bất thường”, nên học sinh phải gánh chịu giá sách giáo khoa cao hơn giá thực cả trăm tỷ đồng, bắt đầu từ mười năm trước.

Hồ sơ điều tra cho thấy, gia đình học sinh phải mua SGK bằng giá NXB đã đăng ký từ năm 2011 cao hơn giá SGK phải đăng ký đúng giá với số tiền hơn 14.8 tỷ đồng.

Học sinh phải mua SGK của NXB Giáo dục Việt Nam với giá cao hơn quy định cả trăm tỷ đồng – Ảnh: Tiền Phong

Ngoài ra, trước và sau năm 2014 đến nay, gia đình học sinh phải chi thêm số tiền gần 70 tỷ đồng cho sách giáo khoa do bọn “xuất khẩu tặc” này tăng giá giấy.

Không những thế, giai đoạn 2014-2018, quá trình xây dựng giá gói thầu in SGK, hạch toán của NXB có sai sót. Phần sai sót này cũng dẫn đến gia đình học sinh phải mua SGK cao hơn giá phải đăng ký đúng giá với số tiền hơn 85 tỷ đồng.

Theo cơ quan chức năng, để xảy ra sai phạm tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có hai cá nhân gồm: Ông Phạm Vũ Luận giữ chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từ tháng 6/2010 đến tháng 4/2016 và ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2021.

Từ kết quả điều tra bước đầu, cơ quan chức năng “kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách từng thời kỳ”.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT 2016-2021 – Ảnh: Tuổi Trẻ

Cuối năm 2022, ông Phùng Xuân Nhạ đã bị Ban Bí thư đảng CSVN cảnh cáo, sau khi ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật. Sau khi bị Quốc hội khóa XIV cách chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Tháng Tư năm 2021, ông Nhạ bị đưa về làm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, một chức “hữu danh vô thực”, như bị giam lỏng để chờ định tội.

Một giảng viên đại học nói với đài RFA rằng ông Nhạ đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho ngành giáo dục, khi tạo tiền lệ đó là mọi thứ đều có thể mua bán được, “thế nên bây giờ trong ngành giáo dục, người ta sẵn sàng giết nhau chỉ vì cái ghế!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: