Vừa tăng giá điện 3%, lãnh đạo EVN lại muốn tăng 17%

Các hình tướng tham nhũng ở EVN cần làm rõ
Dù giá điện chỉ tăng 3%, nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nhiều gia đình – Minh họa: Tiền Phong

Không rõ lãnh đạo EVN muốn tăng giá điện lên 17% theo giá điện đã tăng lên 3% rồi, hay dựa vào giá điện chưa tăng? Nhưng dù sao đó cũng được xem là “được voi đòi hai bà Trưng”!

Ngày 4 Tháng Năm, Bộ Công Thương đã công bố biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt và các nhóm khách hàng sử dụng điện cho kinh doanh, sản xuất, công nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Theo quyết định này, giá bán lẻ điện mới sẽ là 1.920,37 đồng/kWh, tăng 3% so với mức giá hiện hành.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN, cho biết mức giá bán lẻ điện mới sẽ giúp tổng doanh thu của tập đoàn trong năm nay tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng. Khoản tài chính tăng thêm từ tăng giá điện này có góp phần giảm thiểu khó khăn cho EVN khi năm 2022 đã lỗ 26.462 tỷ đồng.

Thông báo điều chính giá bán lẻ điện của EVN

Tuy vậy, vẫn theo phân tích của ông Nam, người ta dễ dàng hình dung rằng EVN như “con bạc khát nước”, khi  mới được phép tăng giá điện, lại tiếp tục xin… “tăng thêm phát nữa”! Báo Người Quan Sát dẫn lời ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết với chi phí sản xuất điện đã được kiểm tra trong năm 2022, giá điện phải tăng 17% thì tập đoàn mới cân đối được tài chính!

Trước đó, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong năm 2023, mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 197 tỷ đồng. Tổng số lỗ lũy kế của năm 2022-2023 dự kiến là 99.305 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Trần Đình Nhân phân tích thêm:

“Chúng tôi đạt kế hoạch sản lượng, doanh thu nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ. Hiện nay, giá than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và tăng 3 lần so với đầu năm 2022. Việc tăng thêm này khiến chi phí của EVN tăng lên 47.000 tỷ đồng trong năm 2022. Giá khí ăn theo giá dầu tăng 5.500 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 180 đồng”.

EVN là công ty cung cấp điện độc quyền của nhà nước. Nhiều năm nay, do cơ chế độc quyền, EVN dùng giá điện như một “con bài tẩy” thao túng mọi sinh hoạt của người dân. Một số phân tích trên mạng xã hội cho thấy khoản lỗ của EVN mang hình tướng tham nhũng khi chuyển tiền từ túi tay phải của nhà nước, sang túi tay trái của tư nhân.

Theo phân tích trên mạng xã hội, có khá nhiều hình tướng tham nhũng ở EVN được nhắc đến, trong đó đầu tiên là mức lương của các cấp lãnh đạo tập đoàn EVN.

Dù năm nào cũng báo lỗ, nhưng lương lãnh đạo EVN năm sau luôn cao hơn năm trước (!?) Nhiều người còn nhớ trong năm 2020, EVN dự kiến tăng lương cho các cấp lãnh đạo lên đến 37% (từ 47 triệu đồng/tháng lên 64 triệu đồng/tháng!)

Khi bị công luận phản đối kịch liệt, đại diện EVN cho biết, đây chỉ là “nội dung dự thảo” mà thôi. Ý nói nếu công luận không phản đối họ sẽ áp dụng, còn bị phản đối thì họ… “co vòi” lại. Cuối cùng, họ chỉ tăng mức lương lãnh đạo lên 2,67% so với năm 2019 mà thôi.

Hiện nay, một số hình tướng tham nhũng ở EVN đang được nhiều người quan tâm theo dõi, như:

(1) Thua lỗ vì đầu tư ngoài ngành – không phải lỗ vì dịch vụ cho dân.

(2) Ký khống 300 tỷ mua máy biến điện ma, giờ không có máy nên chuẩn bị đưa một máy cũ của Trung Quốc vào thế thân.

(3) 42.000 tỷ đồng bỏ ngân hàng, tiền lời không báo cáo, chỉ báo cáo tiền vốn.

(4) EVN bán điện cho Lào và Campuchia tổng cộng trong năm 2018 là 95,6 tỷ kWh, trong năm 2017 là 92,1 tỷ kWh – Tất cả số tiền bán điện sang Lào và Campuchia được tính nằm trong danh sách lỗ!

(5) Trong năm 2017, EVN giải ngân các dự án 42.945 tỷ đồng nhưng khai khống 53.672 tỷ đồng.

(6) Các nhà máy điện sử dụng máy 100% máy móc cũ của Trung Quốc là nhà máy thủy điện Trung Sơn, nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3. Tổ máy 1 nhiệt điện Thái Bình và tổ máy 2 nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Các nhà máy này được EVN khai khống máy móc và xây dựng hơn 30.000 tỷ, tuy nhiên giá máy móc cũ bên TQ chỉ đáng giá 17.000 tỷ – Tập đoàn EVN tham ô sự chênh lệch này.

Trên đây chỉ là một số gian dối của EVN cần phải làm rõ. Công luận đang lên tiếng cần Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an vào cuộc để làm rõ trắng đen.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: