Nếu lãnh đạo TP. Hải Phòng có chút lòng tự trọng…

VŨ ĐÌNH TRỌNG

HẢI PHÒNG (VN) – Câu chuyện bé Mai Tuấn Thiên Thanh, 7 tuổi, học lớp Một trường Tiểu học Quang Trung bị đứng ngoài đường dưới cái nắng 40 độ C (104 độ F) tiếp tục được mổ xẻ, khi bà Mai Thị Mùi phản đối kết luận của Chủ Tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng.

Trong bản thông báo kết luận này có ghi:

“Việc cháu Mai Tuấn Thiên Thanh, lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung, đứng ở ngoài cổng trường vào 13h15 ngày 20/5 không phải do yêu cầu của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, cháu đã được Sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra cổng đứng”.

Bà Mùi khẳng định thông báo kết luận khác với nội dung cuộc họp chiều 21/5 do ông Tùng chủ trì, cũng như thực tế xảy ra những ngày vừa qua với con gái bà. Văn bản đã lược bỏ nguyên nhân, khiến nhiều người hiểu lầm cháu Thanh thiếu ý thức, tự ra ngoài cổng trường giữa trời nắng, còn nhà trường và cô giáo “vô can”.

Kết luận bất nhân của Chủ Tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, khi đổ vấy mọi trách nhiệm cho bé Thiên Thanh (nội dung trong khung đỏ).

Người mẹ chỉ ra hai nguyên nhân khiến học sinh đi học sớm không được vào lớp, vào trường và đã trình bày trong cuộc họp chiều 21/5. Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm cấm học sinh đi học sớm và vào lớp trong khi các bạn bán trú đang ngủ. Học sinh nào đi sớm sẽ bị gọi lên trước lớp phê bình, chụp hình đăng lên mạng xã hội, gửi cho phụ huynh. Thứ hai, học sinh đi sớm ngồi chơi dưới sân trường lại bị tổ Sao Đỏ ngăn cản, không cho chơi.

Bà Mùi cho biết thêm, hiện tinh thần bé Thanh vẫn chưa ổn định sau khi bị cô Kim Lan bắt đứng chụp hình, “mỗi khi nói đến việc đi học sớm, cháu kêu sợ cô giáo lắm!”

Việc bắt đứa bé 7 tuổi đứng phơi nắng trước cổng trường, và bắt các học sinh đi học sớm đứng trên bảng để chụp hình, post lên Zalo chê trách, của cô giáo Kim Lan đã bị dư luận lên án mãnh liệt.

Trà lời câu hỏi báo chí, vì sao ra thông báo khác với nội dung cuộc họp chiều 21/5, ông Trần Văn Kiên, Phó Chánh Văn Phòng UBND thành phố, người thừa lệnh Chủ Tịch Nguyễn Văn Tùng ký ban hành văn bản, nói: “Nội dung đã được tổng hợp, thông qua tại cuộc họp. Bà Mùi có mặt nhưng không ý kiến gì.” (!)

Ông Phạm Hưng Hùng, Chánh Văn Phòng UBND thành phố, kiêm người phát ngôn, cho biết sẽ xem lại nội dung thông báo số 217.

Trước đó ngày 21/5, bà Mùi đăng thông tin và hình ảnh con gái học lớp 1A1 trường Tiểu học Quang Trung đi học sớm không được nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cho vào lớp, cũng không được chơi dưới sân trường, phải ra bên ngoài cổng đứng.

Bé lớp Một đi học sớm, bị cô giáo bắt đứng nắng

Làm cô giáo mà không có tâm thì đừng làm!

Gia cảnh nhà bé Thiên Thanh: Mẹ góa, con côi

Ngôi nhà thuê với gía 2 triệu đồng/tháng của hai mẹ con bà Mùi và bé Thiên Thanh nằm sâu trong con ngõ ở đường Phương Lưu, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Ǫuyền.

Theo báo Nông Nghiệp, bà Mùi ở huyện Kiến Thụy, lên thành phố mưu sinh khá lâu. Cách đây mấy năm, chồng bà bị tai nạn qua đời, để lại 3 đứa con. Hai đứa lớn đã lập gia đình và ở riêng, còn bé Thanh còn quá nhỏ nên ở với bà.

Bà Mai Thị Mùi chia sẻ câu chuyện với báo chí. Ảnh: Nông Nghiệp

Từ ngày chồng mất, bà Mùi phải làm đủ thứ để mưu sinh và nuôi con, như dọn nhà cửa thuê, làm ô sin, tạp vụ, nhặt ve chai… Cái khó, cái khổ vẫn đeo bám bà nhiều năm nay. Dù chỉ mới 7 tuổi, nhưng biết nhà mình nghèo nên bé Thanh rất thương mẹ và biết tự lập. Thanh thường xuyên ở nhà một mình cho mẹ đi làm mà không hề phàn nàn, đòi hỏi.

Hiện bà Mùi đang làm tạp vụ cho một trường mầm non, lương chỉ hơn 4 triệu/tháng (khoảng 170 USD), bà nói:

“Trước đây, khi cháu Thanh còn ăn bán trú (khoảng 1.2 -1.3 triệu/1 tháng), 2 mẹ con chỉ ăn ở nhà buổi tối. Với mức lương пày, trừ tiền thuê nhà chúng tôi hơi chật vật nhưng cũng đủ trang trải”.

Như thế, mỗi tháng bà Mùi chỉ còn 700,000 đồng để hai mẹ con ăn uống, chưa kể phải trả vài thứ khác như tiến điện, nước. Vừa rồi khi chiếc xe đạp cũ đã hỏng, bà vay mượn khắp nơi để mua trả góp 1 chiếc xe máy để đi lại và từ đó, hàng tháпg phải gánh thêm 1 kɦoản hơn 1 triệu đồng khiến cuộc sống của người mẹ góa, con côi này thêm cơ cực.

Cái khó lại càng chồng chất hơn trong đại dịch COVID-19, khi các trường học đều phải đóng cửa khiến bà thất nghiệp. Số tiền dành dụm còm cõi mau chóng hết sạch, hai mẹ dắt díu nhau đi nhặt ve chai kiếm sống qua ngày. Hôm nào nhặt được nhiều, bán được vài chục ngàn đi mua cơm ăn, hôm nào trời mưa nhặt được ít, hai mẹ con lại xếp hàng xin cơm từ thiện.

Theo bà Mùi, Thứ Hai tuần tới cháu Thanh sẽ đi học bình thường, nhưng bà lo vì cháu vẫn có biểu hiện sợ cô giáo. Ảnh: Nông Nghiệp

Điều an ủi lớn nhất của bà Mùi là bé Thanh rất biết suy nghĩ: “Tuy đói và vất vả nhưng cháu Thanh không trách tôi mà còn rất thương tôi.” Bà nói tiếp:

“Đợt tôi gần như khôпg có thu nhập gì, tôi chẳng muốn nói ra nhưng rất khổ. Nhiều lúc 2 mẹ con đi nhặt ve chai, rất mệt, có thấy họ phát gạo, 2 mẹ con ra để xin nhưng đến nơi lại quay về vì nghĩ dành cho người khó khăn hơn mình. Khó khăn là khó khăn chung nên tôi cũng chẳng kêu ca để làm gì. Còn con cái đứa nào cũng mất việc, không có lương. Các cháu có hỏi nhưng tôi vẫn nói là ổn để các cháu yên tâm lo cho cuộc sống của mình.”

Ngay khi lệnh giãn cách xã hội được bãi bỏ, bà Mùi được đi làm lại, bé Thanh lại được đến trường. Trong niềm vui đó, vẫn còn nhiều nỗi lo về nợ nần, cơm áo cho con. Bà Mùi kể:

“Khi dịch xảy ra, cháu nghỉ thì tôi cũng nghỉ. Ba tháng nghỉ mọi cái đều đọng lại, tôi không còn đồng nào. Giờ được đi làm trở lại, điều đầu tiên giờ tôi đang cố gắng là kiếm tiền để chi trả những cái cấp bách trước như tiền nhà, tiền lãi trả góp thì sau đó mới đến con. Do đó tôi buộc đưa con về ăn trưa, thương cháu lắm nhưng buộc phải làm như vậy. Sắp tới ổn định tôi sẽ tiếp tục cho cháu ăn bán trú”.

Nguồn:

https://vnexpress.net/ba-me-phan-doi-ket-luan-be-lop-1-tu-ra-ngoai-cong-truong-4104124.html

https://nongnghiep.vn/gia-canh-ngheo-kho-cua-hoc-sinh-di-hoc-som-bi-co-giao-phe-binh-d264973.html

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: