Cách tự tạo môi trường hòa nhập với đồng nghiệp

(ảnh: Unsplash)

Không cần công ty mở chiến dịch cải thiện văn hóa nơi làm việc, bạn vẫn có thể tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, hòa nhập, từ đó nâng cao năng suất làm việc.

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có thể trở thành một nhân viên hữu hảo. Bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong hành vi của chính mình, bạn cũng có thể tạo ra những tác động tích cực tại nơi làm việc cùng với đồng nghiệp. Tương tự như các khoản tiền gửi nhỏ kiếm lãi trong tài khoản tiết kiệm dài hạn, hành động của bạn sẽ có tác động lớn đến mọi người. Điều quan trọng là xác định những thay đổi hành vi mà bạn có thể thực hiện lặp đi lặp lại và biến thành thói quen để chúng trở nên tự động.

Hòa nhập trong một tổ chức có nghĩa là chấp nhận và đánh giá cao tài năng và phẩm chất của từng đồng nghiệp – mà không áp đặt sự tuân thủ. Khi điều này xảy ra, không chỉ nhân viên hạnh phúc hơn trong công việc mà tổ chức còn được hưởng lợi từ những hiểu biết và từ đó nâng cao năng suất của họ.

Harvard Business Review nêu ra bảy hành động nhỏ mà bạn có thể thực hiện để trở thành một đồng nghiệp hòa nhập hơn và giúp thúc đẩy một môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho mọi người.

Làm nổi bật thành tích của đồng nghiệp

Tại nơi làm việc, các cá nhân thể hiện khả năng của mình để người quản lý biết đến. Tuy nhiên, nếu tính chất của công việc là làm trong thầm lặng, kiểu “behind the scenes”, ít được chú ý, thì đóng góp của nhân viên hay nhóm yếu thế này trong công ty dễ bị “trôi theo dòng nước.”

Vì vậy, trong một tập thể, mọi người cần xác định và làm nổi bật thành tích của những đồng nghiệp có năng lực cao. Bạn có thể hỗ trợ họ bằng cách ghi nhận công khai những đóng góp và khuyến khích họ trình bày trong các cuộc họp.

Chú ý cách xưng hô

Cách bạn giới thiệu bản thân tại các cuộc họp như dấu hiệu cho biết bạn đang là đồng minh với đồng nghiệp, nhất là những người thường được bạn tiếp xúc. Bạn cũng nên chú ý đến đại từ xưng hô với tất cả đồng nghiệp khác nói chung trong môi trường làm việc.

Tránh ngôn ngữ phân biệt giới tính

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng ngôn ngữ không phân biệt giới tính tại nơi làm việc có liên quan đến hạnh phúc tốt hơn cho những nhân viên xác định là LGBTQ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng ngôn ngữ bạn sử dụng là ngôn ngữ trung lập về giới tính. Ví dụ: sử dụng “mọi người”, “các bạn” khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn thay vì gọi “các cô gái, các chàng trai”, vì chưa chắc một nhân viên nam thích được gọi là “chàng trai”.

Chưa chắc một nhân viên nam thích được gọi là “chàng trai”. (minh họa: Unsplash)

Đừng dùng từ lóng

Không nên hoặc tránh tuyệt đối dùng tiếng lóng trong môi trường làm việc vì chúng có nhiều nguồn gốc hoặc tầng nghĩa khác nhau mà không phải ai cũng hiểu. Để không cần dùng tiếng lóng, bạn nên xem lại vốn từ vựng của bản thân để sử dụng phù hợp, thích hợp, tránh gây hiểu lầm.

Tụ họp, vui chơi với đồng nghiệp

Tình thân thường luôn xuất phát từ những buổi gặp mặt ngoài nơi làm việc. Một nơi làm việc đa dạng bao gồm những người có xuất thân khác nhau, ăn mừng các lễ hội khác nhau, có thể là theo tôn giáo hoặc mang tính lịch sử. Tạo điều kiện cho đồng nghiệp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện đó là một cách tuyệt vời để tôn trọng bản sắc mỗi cá nhân.

Một nơi làm việc đa dạng bao gồm những người có xuất thân khác nhau, ăn mừng các lễ hội khác nhau. (minh họa: Unsplash)

Tốt hơn nữa, bạn có thể cùng ăn mừng những dịp này với đồng nghiệp, nếu có thể. Điều đó giúp họ cảm thấy được chấp nhận và nâng cao tinh thần, ngoài việc xây dựng sự an toàn về tâm lý.

Gắn kết nhóm

Nếu chỉ xoay quanh tiệc tùng tại quán rượu sau giờ làm, có thể cản trở sự tham gia của một số người có con nhỏ, người phải chăm sóc cha mẹ già hay nhân viên làm việc từ xa và những người không uống được rượu, bia. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động gắn kết nhóm, bạn nên tính đến sự sẵn sàng và mức độ quan tâm của tất cả thành viên trong nhóm.

Thay vì rủ nhau ra quán nhậu, quán nước, bạn có thể tổ chức hoạt động trò chuyện trực tuyến, cùng nhau tham gia các hoạt động tình nguyện cộng đồng hoặc trò chơi, đố vui. Những hoạt động nào có đầy đủ mọi người tham gia sẽ giúp nhóm thực sự gắn kết và vui vẻ cùng nhau.

Tình thân thường luôn xuất phát từ những buổi gặp mặt ngoài nơi làm việc. (minh họa: Unsplash)

Quan tâm đến đồng nghiệp

Lên lịch uống cà phê và ăn trưa với những đồng nghiệp có xuất thân khác bạn. Quan tâm đến trải nghiệm sống trong và ngoài văn phòng nhưng không xâm phạm đời tư của họ. Qua những gì họ chia sẻ, bạn sẽ biết thêm những cách để ứng xử phù hợp, nhằm có thể hòa nhập hơn.

Hòa nhập tại nơi làm việc không phải chỉ làm một, hai lần là được, nó là trải nghiệm không ngừng phát triển, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả nhân viên, bất kể cấp độ thâm niên, nhằm giúp mọi người cảm thấy được hòa nhập với nhau. Vì thế, bạn hãy hình thành và thường xuyên thực hiện các hành vi hòa nhập cho đến khi chúng trở thành thói quen vì những hành động nhỏ này có thể cho phép bạn thay đổi mức độ hòa nhập của mình.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: