Đức Đạt Lai Lạt Ma: Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới

Theo tâm lý học Phật giáo, hầu hết các rắc rối của chúng ta là do ham muốn đam mê của chúng ta và những luyến ái đối với những thứ mà ta hiểu lầm như là thực thể tồn tại lâu dài. Việc theo đuổi các đối tượng của lòng ham muốn và chấp trước của chúng ta liên quan đến việc sử dụng sự gây hấn và khả năng cạnh tranh như những công cụ được cho là có hiệu quả. Những quá trình về tinh thần này dễ dàng chuyển thành hành động, sự giao tranh của giống nòi là một kết quả rất rõ rệt. Quá trình này đã diễn ra trong tâm trí con người từ trước đến nay, nhưng sự thực hiện của chúng đã trở nên hiệu quả hơn trong điều kiện hiện đại. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những ‘chất độc’ này – tham, sân, si? Vì những chất độc này nằm đằng sau hầu hết các rắc rối trên thế giới.

Là một người lớn lên trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, tôi cảm thấy rằng tình yêu thương và lòng từ bi là nền tảng luân lý của hòa bình thế giới. Hãy để tôi xác định ý nghĩa của lòng từ bi. Khi bạn có lòng thương hại hoặc tâm từ bi đối với một người rất nghèo, bạn đang tỏ ra thông cảm vì người đó nghèo; lòng từ bi của bạn dựa trên sự xem xét của tâm vị tha. Mặt khác, tình yêu thương đối với vợ, chồng, con cái, hoặc bạn thân của bạn, thường dựa trên sự gắn bói. Khi người gắn bó của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi; nó có thể biến mất. Đây không phải là tình yêu thương đích thực. Tình yêu thương đích thực không dựa trên sự gắn bó, mà dựa trên trên lòng vị tha. Trong trường hợp này, tâm từ bi của bạn vẫn sẽ tồn tại duy trì như là một cách cư xử nhân đạo đối với nỗi đau – bao lâu mà chúng sanh ấy vẫn phải tiếp tục chịu đựng.

Loại tâm từ bi này là điều mà chúng ta phải phấn đấu để tu tập cho chính mình, và chúng ta phải phát triển nó từ một mức độ còn bị giới hạn cho đến vô hạn. Lòng từ bi vô hạn, không phân biệt, và tự phát dành cho tất cả chúng sinh thì rõ ràng  không phải là tình yêu thương bình thường đối với bạn bè hay gia đình – sự kết hợp với vô minh, ham muốn, và luyến ái. Loại tình yêu thương mà chúng ta nên ủng hộ là tình yêu thương rộng lớn hơn mà bạn có thể có, ngay cả đối với những người đã làm tổn hại đến bạn: kẻ thù của bạn.

Cơ sở hợp lý của lòng từ bi là, mỗi người trong chúng ta đều muốn tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Điều này, lần lượt, dựa trên cảm giác hợp lệ của ‘1’ – điều xác định mong muốn chung đối với hạnh phúc. Thật vậy, tất cả chúng sinh được sinh ra với những ước muốn tương tự và đều có quyền bình đẳng để thực hiện ước muốn đó. Nếu tôi so sánh bản thân mình với người khác – họ là những người nhiều vô số – cho nên tôi cảm thấy rằng người khác quan trọng hơn tôi – bởi vì tôi chỉ là một người, trong khi những người khác thì rất nhiều. Hơn nữa, truyền thống Phật giáo Tây Tạng dạy chúng tôi xem tất cả chúng sinh là những bà mẹ thân yêu của mình, và chúng ta thể hiện lòng biết ơn bằng cách yêu thương tất cả họ. Vì, theo lý thuyết Phật giáo, chúng ta được sinh ra và tái sanh vô số lần, và có thể hiểu được rằng mỗi chúng sinh đều là cha mẹ của chúng ta từ lần này hay lần khác. Bằng cách này, tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có cùng mối quan hệ gia đình.

Sự phát triển của một trái tim nhân ái (cảm giác gần gũi đối với tất cả mọi người) không hề liên quan đến vấn đề tín ngưỡng mà chúng ta thường kết hợp với việc thực hành tôn giáo thông thường. Nó không chỉ dành cho những người tin vào tôn giáo, mà là cho mọi người bất kể chủng tộc, tôn giáo, hoặc liên kết chính trị. Đối với bất kỳ ai tự coi mình là một thành viên của gia đình nhân loại; và những người nhìn thấy mọi thứ từ viễn cảnh lớn hơn và dài lâu hơn này. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta nên phát triển và áp dụng; thay vì, chúng ta thường bỏ mặc nó, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi chúng ta trải nghiệm một cảm giác của sự bất an.

Khi chúng ta xem xét một viễn cảnh dài hơn, thực tế là tất cả đều muốn đạt được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau, và lưu tâm sự không quan trọng của chúng ta trong mối quan hệ với vô số người khác, chúng ta có thể kết luận rằng ta cần chia sẻ tài sản của mình với người khác. Khi bạn rèn luyện theo cách nhìn nhận này, một cảm giác thật sự của lòng từ bi – một cảm giác thực sự của tình yêu thương và tôn trọng người khác – là điều có thể. Hạnh phúc cá nhân không còn là một nỗ lực cố ý tự tìm kiếm; nó sẽ trở nên tốt hơn nhiều và là kết quả tự động của toàn bộ quá trình yêu thương và phục vụ người khác.

Một kết quả khác của sự phát triển tâm linh, hữu ích nhất trong cuộc sống hằng ngày, đó là nó đem lại sự tĩnh lặng và sự hiện diện của tâm thức. Cuộc sống của chúng ta đang ở trong dòng chảy liên tục, mang lại nhiều khó khăn. Khi được đối diện với một tâm trí bình tĩnh và sáng suốt, các vấn đề có thể được giải quyết một cách thành công. Thay vì, chúng ta mất kiểm soát đối với tâm trí của mình do sự hận thù, ích kỷ, ghen tuông và tức giận, chúng ta mất đi cảm giác phán xét của mình. Tâm trí chúng ta bị mù quáng và vào những khoảnh khắc ngông cuồng liều mạng đó – chuyện gì cũng có thể xảy ra – kể cả chiến tranh. Do đó, sự thực hành từ bi và trí tuệ rất hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người có trách nhiệm điều hành quốc gia, những người có trong tay quyền lực và cơ hội để tạo ra một công trình hòa bình thế giới.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: