Khi cha mẹ làm con cái mất tự tin

Cha mẹ giúp con tạo sự tự tin hoặc đánh mất sự tự tin. Minh họa: Unsplash

Đưa con lên quá cao, thờ ơ với trẻ, hoặc “nâng như nâng trứng” với con trẻ, đều có thể là những nguyên nhân cha mẹ gây ra sự mất tự tin cho con mình.

Nhiều bậc phụ huynh đặt kỳ vọng rất lớn vào con mình. Có người đưa con lên quá thành tích của các bé. Điều này khiến con trẻ không cảm thấy hạnh phúc, thậm chí còn làm cho cuộc sống của chúng trở nên tồi tệ.

Cha mẹ cần chấp nhận một sự thật rằng, tất cả trẻ con đều không giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều có một tài năng riêng, sở thích riêng. Thấy con người khác chơi piano quá hay, không có nghĩa là bạn bắt con mình phải học piano và chơi… giỏi hơn đứa bé kia. Cha mẹ nên xác định tài năng của trẻ và giúp con phát triển theo cách riêng. Mọi nỗ lực của con cũng nên được khuyến khích, tạo cho con sự tự và làm tốt hơn ở bước kế tiếp. Nhưng với đứa trẻ có một chút tài năng, bạn cũng đừng quá khoe khoang, “ép” con phải tham gia quá nhiều cuộc thi, hay các sự kiện, để có dịp cho con trổ tài. Làm vậy càng khiến trẻ căng thẳng về tinh thần, cuộc sống mệt mỏi hơn.

“Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” cũng có thể khiến con khó lấy được sự tự tin. Minh họa: Unsplash

Ngược lại, cũng có phụ huynh không ngó ngàng gì đến con trẻ, mà chỉ chú tâm đến bản thân mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khi chúng cảm thấy mình đang bị cha mẹ… bỏ rơi dù sống chung nhà. Các bé bắt đầu cảm thấy buồn chán và luôn trong tình trạng không an toàn.

“Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” và không cho con làm việc nhà, cũng là nguyên do làm cho trẻ cảm thấy kém tự tin. Nhiều cha mẹ không để trẻ làm việc nhà vì nghĩ rằng con sẽ mệt mỏi, và bị ảnh hưởng đến việc học tập. Thật ra, nếu làm những việc phù hợp với lứa tuổi, sẽ giúp trẻ có cảm giác được làm chủ và hoàn thành công việc. Dù là việc nhỏ nhặt như quét nhà, lau bàn ghế, đổ rác,… cũng là cơ hội để trẻ thấy mình… được việc.

Tác giả bài viết đăng trên CNBC mới đây nêu lên trường hợp một số bậc cha mẹ đau đớn chứng kiến ​​con thất bại, bị từ chối hoặc làm sai một điều gì đó. Khi điều này xảy ra, họ “lao vào” cứu con trước khi chúng bị ngã. Đây chính là hành động “cướp” mất cơ hội để cho con học cách làm lại để thành công. Mỗi người cần có cơ hội để xây dựng sức mạnh tinh thần và để làm tốt hơn trong lần sau. Một số phụ huynh khác, khi thấy con mắc sai lầm thì tìm cách trừng phạt, thay vì kỷ luật. Có sự khác biệt lớn giữa kỷ luật và trừng phạt. Bị phạt, trẻ nghĩ mình là người xấu, nhưng nếu được đưa ra kỷ luật để thực hiện, trẻ cho rằng mình đã lựa chọn sai, và có quyền chọn lại để tốt hơn. Như vậy, hình phạt khiến con nghĩ rằng chúng không có khả năng làm tốt hơn nữa. Còn kỷ luật mang lại cho trẻ niềm tin chúng có thể đưa ra những lựa chọn thông minh hơn trong tương lai.

Ai cũng muốn con mình có được sự tự tin, vì đó là một trong những cách giúp con thành công trên đường đời. Để tạo cho con sự tự tin ngày từ nhỏ, các chuyên gia tâm lý đưa ra một số giải pháp cho các bậc phụ huynh:

Cha mẹ cần giúp trẻ thừa nhận bản thân, biết chấp nhận chính mình. Nếu con mình không bằng con người khác, không có nghĩa là chúng thuộc loại… vứt đi. Hãy bằng tình yêu thương, nói với con rằng bé rất tuyệt vời, rằng con có những tài năng riêng của mình mà đôi khi người khác không có được. Đó là động lực để tự trẻ nuôi dưỡng tự tin.

Cha mẹ cần giúp trẻ thừa nhận bản thân, biết chấp nhận chính mình. Minh họa: Unsplash

-Trẻ rất sợ bị cha mẹ so sánh người người khác, việc này sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ “mình không tốt, mình ngu ngốc”. Thậm chí có những đứa trẻ giỏi hơn bạn, nhưng cũng không muốn cha mẹ so sánh, vì cảm thấy “thương” cho bạn kém hơn mình. Đó là một thực tế. Vì vậy, cha mẹ không nên so sánh con mình với con người khác, bởi đứa trẻ nào cũng có tài năng riêng, ưu điểm riêng.

Cha mẹ hãy khen ngợi con trẻ từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Khen ngợi không có nghĩa là tâng bốc một cách vô cớ, khen quá đáng. Khen ngợi là nhằm cổ vũ trẻ từ những việc nhỏ nhặt, vì như thế giúp trẻ tăng sự tự tin vào bản thân mình.

-Mỗi đứa trẻ đều có sở trường riêng, vì vậy cha mẹ cần biết rõ con mình có khả năng làm điều gì tốt nhất, mà động viên, cổ vũ cho con. Không nên bắt ép con làm những việc trẻ không giỏi, điều này sẽ khiến trẻ thiếu tự tin.

-“Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng thất bại luôn khiến trẻ mất tự tin. Khi trẻ thất bại, cha mẹ nên động viên con, giúp con hiểu rằng: Thất bại không hề đáng sợ. Điều đáng sợ là không biết cách vượt qua, tiếp nhận kiến thức, tìm lại sự tự tin.

Xem thêm:

-10 kỹ năng cha mẹ trang bị “hành trang vào đời” cho trẻ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: