Từ tuổi nào, con trẻ cần được dạy về kỹ năng sống?

Hình: Unsplash.

Kỹ năng sống cho trẻ là từ để diễn tả những việc làm, hành động mà trẻ có thể tự học hỏi và tự làm để giúp ích cho cuộc sống cá nhân của mình. Ở độ tuổi nào, cha mẹ bắt đầu dạy kỹ năng sống cho con?

Độ tuổi lý tưởng nhất để dạy kỹ năng sống cho trẻ là khoảng 5 – 6 tuổi trở lên, khi mà bé đã có khả năng tự nhận thức và thích thú với các hoạt động diễn ra xung quanh mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tập cho bé những kỹ năng đơn giản như vệ sinh cá nhân, phụ mẹ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa… từ khi bé còn khá nhỏ. Và đến độ 5 – 6 tuổi, bé sẽ có thể làm những công việc đó một cách nhanh gọn và bắt đầu tập tành những kỹ năng, thói quen khác.

Bé sẽ bắt đầu các kỹ năng theo phương pháp ‘học mà chơi, chơi mà học’, nghĩa là bạn sẽ để bé quan sát bạn làm mẫu cho đến khi nào bé cảm thấy hứng thú và muốn học theo. Lúc này, bạn hãy ân cần chỉ bảo và hướng dẫn cho bé thực hiện nhé.

Những lần đầu con sẽ rất vụng về và làm những việc ‘không ra làm sao’, nhưng việc của bạn là hướng dẫn để bé biết đúng, sai và rút kinh nghiệm cho những lần sau đó. Có như vậy, bé sẽ tự tin và yêu thích công việc mà mình đang học, đang làm hơn.

Các kỹ năng sống cho trẻ từ 1 – 6 tuổi

Tự đi ngủ và nghỉ ngơi một cách khoa học

Ngủ nghỉ là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà bé cần phải tập vào nếp càng sớm càng tốt. Ngay từ nhỏ, mẹ hãy hình thành cho bé thói quen đúng thứ tự như sau: Tắm – Đánh răng – Đọc sách – Ngủ. Thời gian lý tưởng để đi ngủ là 9 giờ, và giấc ngủ nên được kéo dài từ 9 – 12 tiếng/đêm.

Ngay từ nhỏ, mẹ hãy hình thành cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Hình minh họa. Unsplash.

Vệ sinh cá nhân

Khi trẻ lên 3 tuổi, mẹ nên để con tự mình thực hiện các bước vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, rửa tay đúng cách và thậm chí là tự tắm rửa. Đây không phải là những việc làm phức tạp, bạn chỉ cần hướng dẫn con làm từ từ và cho con thấy tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân là được. Từ đó, bé sẽ có ý thức về vấn đề này hơn.

Học bơi

Đây cũng là một kỹ năng sống cho trẻ được đánh giá rất thiết thực, trẻ mẫu giáo nên thành thạo các kỹ năng phối hợp tay, chân dưới nước. Khi lên 6 tuổi, bé sẽ có thể tự tin vào những động tác bơi lội của mình, lớn dần, bé sẽ cần học thêm các kỹ năng ứng phó khi gặp nguy hiểm dưới nước.

Bơi là một trong những kỹ năng sống rất thiết thực. Hình minh họa. Unsplash.

Phụ mẹ nấu ăn

Tham gia vào công việc bếp núc giúp bé nhận biết được cách ăn uống và thực phẩm lành mạnh. Bé có thể bắt đầu công việc bằng cách phụ mẹ nhặt rau, rửa rau, rửa trái cây… Lớn hơn, bạn nên bày cho bé cách mở đồ hộp, tự pha nước uống…

Các kỹ năng sống cho trẻ trên 6 tuổi

Tập đi xe đạp

Bé có thể tập đi xe đạp 3 bánh trước, sau khi bé đã thông thạo với việc đạp xe, bóp phanh và điều chỉnh hướng đi của xe 3 bánh nhuần nhuyễn, bạn nên khuyến khích con chuyển sang xe đạp 2 bánh.

Cho bé tập chạy với xe ba bánh trước. Hình minh học. Unsplash.

Sắp xếp phòng ngủ của mình

Bạn cần hướng dẫn con tự làm vệ sinh phòng để căn phòng luôn gọn gàng và sạch sẽ. Đây là một bước tiến dạy con tự lập mà mọi bậc phụ huynh đều cần chuẩn bị dạy cho con mình. Bé có thể bắt đầu bằng việc phân loại đồ sạch và đồ bẩn, sau đó là gấp chăn màn và cuối cùng là gấp quần áo.

Tiêu tiền

Khi bé ở giai đoạn tiểu học, bạn đã có thể dạy con cách tiêu tiền và quản lý tài chính và cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất cho bản thân mình. Đây là kỹ năng sống cho trẻ khá quan trọng, nó sẽ giúp bé hình thành được thói quen sử dụng tiền, tiết kiệm tiền và kiếm tiền thông minh hơn khi lớn lên.

Theo Cleanipedia

Năm hành vi báo hiệu trẻ ‘có vấn đề’ nghiêm trọng

Làm sao để thẩm định khả năng học sinh trung học ở Mỹ?

Kết quả bất ngờ về cách gắn kết cha mẹ với con cái

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
TEXIT
Nếu dự luật TEXIT được Nghị Viện chấp thuận, cử tri Texas có cơ hội quyết định số phận của tiểu bang đông dân thứ nhì nước Mỹ sau California.
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: