GODIVA cho Valentine’s Day và truyền thuyết về Lady Godiva

‘Lady Godiva’. The Illustrated London News, (Photo by The Print Collector/Print Collector/Getty Images)

Năm 1926, để chiều lòng người vợ yêu quí, Pierre Draps Sir., chủ xưởng bánh kẹo ở Brussels quyết định sản xuất chocolate. Ông dùng quả hạnh nhân hoặc hazelnut (hạt phỉ hay còn gọi là hạt dẻ) đã nghiền nát, hoà trộn với đường caramen và praline chocolate của Bỉ. Năm 1946, từ loại praline chocolate này, ông thử nghiệm thành công và cho ra đời loại một chocolate mịn, béo ngậy.

Gia đình Draps vốn rất ấn tượng câu chuyện truyền thuyết về Lady Godiva. Các giá trị gắn liền với quý bà Anglo-Saxon khoả thân trên con tuấn mã, mái tóc xoã dài che hai bầu ngực, thực hiện chuyến đi huyền thoại ngang qua Conventry, Warwickshire, đã truyền cảm hứng đặc biệt cho gia đình Draps. Họ dùng sự táo bạo, dám đứng lên bảo vệ lẽ phải và tinh thần tiên phong của người phụ nữ đó để làm nét đặc trưng, cũng như đặt tên cho chocolate GODIVA lừng danh ngày nay.

Gia đình Pierre Draps Sir. (Ảnh: Trang web Godiva Chocolate)
Hình ảnh nhà máy sản xuất kẹo và chocolate của gia đình Pierre Draps Sir. (Ảnh: Trang web Godivia Chocolate)

Việc sản xuất chocolate GODIVA nhanh chóng trở thành công việc của cả gia đình Draps. Vợ và bốn người con của ông tham dự vào quá trình sản xuất, đóng gói và cả giao hàng.

Năm 1968, GODIVA được chọn làm nhà sản xuất chocolate chính thức cho Tòa án Hoàng gia Belgium. Hơn thế nữa, thương hiệu GODIVA vinh dự nhận giấy chứng nhận danh giá của Hoàng gia, trở thành đại sứ cho đất nước.

Sau khi Pierre Draps Sir qua đời, các con trai nhỏ ông, Joseph, François và Pierre Jr., tiếp nối và tận sức cho công việc kinh doanh của gia đình.

Godiva Chocolate Belgian luôn gắn liền với biểu tượng Lady Godiva cưỡi ngựa. Ngày nay thương hiệu này có mặt trên khắp thế giới. Trong ảnh là một cửa hàng Godiva ở Hong Kong. (Ảnh: Budrul Chukrut/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Lady Godiva là ai?

Godiva là vợ của Bá tước Leofric, Mercia (một trong những vương quốc hùng mạnh nhất của Anglo-Saxon). Bà là một nhân vật quan trọng trong lịch sử của Coventry, thành phố ở phía Tây Midlands, Anh quốc.

Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ mười một, Lady Godiva đã khoả thân, cưỡi ngựa đi qua các đường phố của Coventry vào ngày Market Day. Theo truyền thuyết, chồng của bà, Bá tước Leofric, đã đánh thuế người dân Coventry rất khắc nghiệt. Lady Godiva với tấm lòng nhân ái, không muốn người dân nghèo khổ sở nên cầu xin Bá tức Leofric thu lại lệnh đánh thuế. Đáp lại, Leofric đã trả lời: “Nàng sẽ phải khỏa thân và cưỡi ngựa qua Coventry trước khi ta thay đổi quyết định của mình.”

Lady Godiva sẵn sàng nhận lời đề nghị quái gở đó. Trước khi bắt đầu thực hiện yêu cầu của bá tước, Godiva đã xin người dân thành Coventry hãy đóng cửa, ẩn mình trong nhà. Sau đó, bà cưỡi ngựa qua các con phố, dùng mái tóc dài xõa xuống để giúp che phủ bầu ngực và cơ thể, chỉ để lộ đôi chân và đôi mắt. Người dân thành Coventry cảm kích tấm lòng bác ái của bà, đã làm đúng điều bà mong muốn. Đường phố hoàn toàn vắng vẻ, cửa sổ, cửa chính đều được đóng chặt.

Lady Godiva khoả thân cưỡi ngựa qua đường phố của thị trấn Coventry là truyền thuyết. (Ảnh: Getty Images)

Duy nhất, chỉ một người đàn ông được gọi là Peeping Tom, không kềm nén được tâm địa xấu xa, đã lén nhìn trộm bà. Kết quả là người này đã bị mù ngay lập tức.

Lady Godiva là một nhân vật lịch sử có thật, sinh năm 990 sau công nguyên. Có tài liệu cho rằng bà mất từ ​​năm 1066 đến năm 1086. Lady Godiva thực được biết đến là người có lòng phụng sự Giáo hội. Câu chuyện ra đời lần đầu tiên khoảng 100 năm sau cái chết của bà, do hai tu sĩ ghi ở tu viện St Albans lại bằng tiếng Latinh. Tương truyền rằng hai vị này cũng nghe câu chuyện kể từ những du khách ở thủ đô. Người ta cho rằng những tu sĩ này đã nghe câu chuyện từ những du khách đang trên đường đến thủ đô.

Nhà biên sử Florence của Worcester (mất năm 1118) đề cập đến thị trấn Coventry, Bá tước Leofric và Lady Godiva với sự tôn trọng, nhưng không nhắc đến câu chuyện bà khoả thân cưỡi tuấn mã trên phố.

Và dĩ nhiên, chi tiết nhân vật Peeping Tom nhìn trộm cũng là hư cấu, được thêm vào thế kỷ 16 và sau đó trở thành một thuật ngữ phổ biến cho một kẻ nhìn trộm.

Tuy là truyền thuyết, nhưng hình ảnh Lady Godiva sau hơn 900 năm đã trở thành một phần văn hoá của lịch sử Anh, nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ khắp thế giới. Đặc biệt, truyền thuyết về bà đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời của GODIVA – món quà tình yêu truyền thống cho ngày Valentine’s Day.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: