Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng

Austin Kleon là một nghệ sĩ, thi sĩ, và là một nhà văn. Những bài tham luận của ông đăng trên Wall Street Journal và Morning Edition. Năm 2010, ông xuất bản tập thơ mang tên Newspaper Blackout.

“Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng”, nói nôm na, bình dân hơn là “Này, hãy biết cách trộm cắp như một nghệ sĩ” – xuất bản năm 2012 của Austin Kleon là một chìa khoá giúp con người tạo ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời: Đánh cắp. Không có tác phẩm nào của người nghệ sĩ ra đời từ hư vô. Tất cả nghệ thuật đều bị ảnh hưởng từ nền tảng nghệ thuật xuất hiện trước đó. “Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng” dạy chúng ta làm sao để “đánh cắp” từ tác phẩm của những người chúng ta ái mộ, từ đó sáng tạo ra một sản phẩm mới và độc đáo.

Vì sao mỗi nghệ sĩ là một “tên trộm”?

Ai là kẻ trộm vĩ đại nhất của mọi thời đại? John Dillinger? Hay là The Great Train Robbers? Nếu thực sự đó là Picasso hay Dali thì sao? Austin Kleon đặt câu hỏi.

Phía sau mỗi tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng là một công trình nghệ thuật vĩ đại khác. Sáng tạo không tự ra đời từ hư không, mà đó là quá trình lao động miệt mài của nhiều thế hệ, nhiều nghệ sĩ. Bất kỳ nghệ sĩ nào hiểu trá trị về “chất xúc tác”, anh ta sẽ tận dụng di sản nghệ thuật này ở mức nhiều nhất có thể. Nói tóm lại, anh ta sẽ không sợ mình đánh cắp ý tưởng của người khác.

Có tác phẩm nguyên bản thuần tuý không? Thưa, không! Vậy điều gì làm cho tác phẩm trở nên vĩ đạivà “độc quyền”? Nhiều người phỏng đoán rằng nét độc đáo chính là điểm định hình cho sự nổi tiếng của tác phẩm. Phải chăng nghệ thuật chỉ có thể toả sáng nếu đó là thứ mà chưa một ai nhìn thấy hay biết đến?

Điều này có thể gây trở ngại cho các nghệ sĩ để họ sáng tạo ra các sản phẩm nguyên bản thực thụ. Austin Kleon khẳng định: “Không cần biết họ cố gắng như thế nào, họ sẽ luôn thất bại.” “Không có tác phẩm nghệ thuật cũng như không có sáng tạo nào của nghệ sĩ là nguyên thuỷ – kể cả Picasso, Dali, hoặc W. B. Yeats cũng không phải”.

Một tác phẩm của danh hoạ Picasso: Guernica trưng. Ảnh: Pierre MICHAUD /Gamma-Rapho via Getty Images

Nghệ thuật nói chung, là một sản phẩm được tạo ra từ sự ảnh hưởng của nhiều nghệ sĩ. Họ không phải là những người đầu tiên tạo ra – họ lấy (hoặc đánh cắp) những gì người khác đã thực hiện, và họ thổi vào đó làn gió mới.

“Không có tác phẩm nghệ thuật cũng như không có sáng tạo nào của nghệ sĩ là nguyên thuỷ – kể cả Picasso, Dali, hoặc W. B. Yeats cũng không phải”.

Austin Kleon ví dụ về ban nhạc đình đám The Beatles. The Beatles khởi đầu sự nghiệp là một ban nhạc chuyên làm mới những bản nhạc trước đó. Họ chỉ bắt đầu viết ca khúc riêng sau khi bốn thành viên trong ban nhạc tiếp nhận tất cả những tinh hoa nhất từ các “idol” của họ.

Ảnh hưởng nghệ thuật tương tự như di truyền. Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều mang trong người yếu tố di truyền của cha và mẹ. DNA của một cá nhân không phải là phân tử mới hay những tế bào nguyên thuỷ, mà cái mới chính là bản chất đặc thù, riêng biệt do DNA đó tạo ra. Điều này có nghĩa rằng tác phẩm nghệ thuật khởi thuỷ từ khi bạn tìm thấy một ý tưởng phù hợp để đánh cắp hoặc khai triển thêm.

Làm sao để “Đánh cắp ý tưởng”?

Một cách để thực hiện điều này, đó là tự trồng cho mình một cây nghệ thuật – Austin Kleon đã khuyên như thế. Trước nhất, tìm một nghệ sĩ hoặc một nhà thiết kế có bất kỳ tác phẩm nào mà bạn ngưỡng mộ. Sau đó, hãy đắm chìm vào thế giới của họ bằng cách treo lên tường các tác phẩm của họ, cố gắng tìm ra điều gì làm cho họ/tác phẩm nổi bật, tìm hiểu họ đã dùng phương pháp nào để sáng tạo ra tác phẩm mà bạn yêu thích.

Kế đến, đi xa một chút, tìm ba nhân vật đã ảnh hưởng đến người đó và tái hiện lại những giai đoạn họ đã thực hiện. Bạn có thể thực hiện những giai đoạn đó ở mức độ ít nhiều tuỳ ý. Cây nghệ thuật của bạn càng có nhiều nhánh, bạn càng có nhiều ý tưởng để áp dụng vào tác phẩm của chính mình.

Cuối cùng, hãy mình chính là nhánh mới nhất trên cây. Khi bạn cảm thấy được kết nối với di sản của những nghệ sĩ vĩ đại, bạn sẽ có nhiều cảm hứng hơn để bước ra ngoài và thoả sức sáng tạo!

Khởi đầu bằng bắt chước và kết thúc bằng mô phỏng

Austin Kleon lặp lại: Nghệ thuật nguyên bản thực sự không tồn tại!

Nhưng chắc chắn điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có thể sao chép tác phẩm của người khác, đúng không?

Bạn chắc chắn không thể ăn cắp tác phẩm của người khác bằng cách ngang nhiên chuyển nó thành tài sản của riêng bạn, nhưng sao chép tác phẩm của ai đó thì khác – là một cách để bắt đầu. Có thể bạn sẽ không biết chính xác bạn muốn tạo ra cái gì, điều gì khi vừa bắt đầu. Ở giai đoạn này, bắt chước những người bạn ngưỡng mộ là cách có lợi nhất. Điều này không có nghĩa là bạn ĐẠO tác phẩm của họ. Hãy chắt bước tất cả mọi thứ từ họ: học theo phong cách sống của họ và điều gì là động lực cho họ trong công việc.

Rất nhiều nhà soạn nhạc, như Nick Cave, đã bắt đầu bằng cách bắt chước thần tượng của họ. Thời gian chúng ta dành ra để sao chép thần tượng của mình càng lâu, chúng ta càng nhận ra một điều: “Mình có chút khác biệt với họ.” Vì rõ ràng, chúng ta không thể làm chính xác hoàn toàn như họ đã làm.

Đến khi thấy được những điểm yếu đó, bạn sẽ phát hiện được “điểm mù” của mình và có cách sáng tạo nghệ thuật của riêng bạn. Đó chính là những điểm khuyết mà bạn nên bắt đầu khai phá. Nó được gọi là mô phỏng.

Conan O’Brien, nghệ sĩ hài và người dẫn chương trình đã bước vào sự nghiệp của ông bằng cách đó. Lúc đầu, ông muốn mình giống David Letterman, nhưng đã không thể bắt chước hoàn toàn thần tượng của ông. Nhưng rồi cuối cùng, chính điều đó cuối cùng đã tạo nên một O’Brien độc đáo và khác biệt.

David Letterman đã mơ ước trở thành như Johnny Carson. Ngược lại, Johnny Carso đã muốn giống với Jack Benny! Mỗi người nghệ sĩ này đã bắt đầu sự nghiệp bằng cách sao chép người đi trước. Sau đó họ dùng điểm yếu của chính mình để tạo nên nét mới lạ, kết nối những khác biệt đó thành sự nghiệp riêng. Họ dùng những gì không thể bắt chước được ở thần tượng để định hình khả năng và phát triển sự nghiệp.

Đừng tự cô lập trong nghệ thuật

Khi mua vé lên con tàu trở thành một nghệ sĩ, có thể bạn sẽ có ý định từ bỏ các thói quen và những công việc khác để toàn tâm chìm đắm vào cuộc hành trình đó. Điều này có vẻ là đúng, nhưng nó thật sự cản trở năng suất làm việc và cả hạnh phúc.

Vì sao Austin Kleon nói thế? Thứ nhất, thói quen và những công việc khác mở ra cho chúng ta một cánh cửa khác khi bị “tắt” ý tưởng. Sự sáng tạo và cảm hứng thường đến khi chúng ta để tâm trí của mình rơi tự do. Nếu bạn dành thời gian cho việc nhà, hoặc thậm chí chỉ cho phép mình thỉnh thoảng có quyền lười biếng, bạn sẽ thấy hiệu quả tương tự.

Duy trì sở thích trong cuộc sống rất quan trọng. Nếu từ bỏ chúng, con người dễ có cảm giác trống trải. Làm sao có thể thật sự sáng tạo nếu chúng ta không cho phép bản thân nghỉ ngơi, thoải mái? Không cần biết chúng ta cống hiến cho dự án chính như thế nào, chúng ta sẽ luôn gặp những lỗ hổng trong cuộc sống nếu gạt mình ra ngoài những hoạt động vui chơi giải trí.

Austin Kleon đã nhận ra qui luật này khi ông ngừng chơi đàn Tây Ban Cầm để toàn tâm toàn ý vào nghệ thuật. Ông cảm thấy tâm hồn trống rỗng cho đến khi ông cho phép mình quay lại tìm niềm vui trong việc chơi đàn. Từ đó, ông thấy mình hạnh phúc hơn, có khả năng sáng tạo hơn và tác phẩm của ông ấy cũng trở nên tốt hơn.

Không gian sáng tạo

Vào thế kỷ 18, khi con người muốn tìm cảm hứng từ những kiệt tác, họ phải đi đến Địa Trung Hải để xem những bức tượng và bích họa vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng. Ngày nay, chúng ta chỉ cần mở máy tính hoặc điện thoại.

Điều này có nghĩa rằng các hoạ sĩ có thể chiêm ngưỡng và sáng tạo từ trong không gian an nhiên, tự tại trong tổ ấm của họ. Nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng sáng tạo, bạn cần phải thiết kế không gian sống một cách cẩn thận, đảm bảo không gian đó đáp ứng tất cả nhu cầu để bạn sáng tác.

Nhiều nghệ sĩ đặt máy tính hoặc các thiết bị khác xung quanh nơi làm việc của họ. Họ sáng tác trên nền tảng kỹ thuật điện tử, bằng các chương trình đồ hoạ như Illustrator hoặc Photoshop. Tuy nhiên, không phải lúc nào máy tính cũng là công cụ tốt nhất để phát hoạ ý tưởng. Đừng quên đôi tay con người là vũ khí quyền năng nhất. Sự sáng tạo thường đến từ những mô hình, những bản phát hoạ hoặc đơn giản là viết vào sổ tay.

Khi Austin Kleon viết Newspaper Blackout, ông in ra bài viết, cắt thành từng mảnh và di chuyển qua lại những mảnh nhỏ đó. Điều này cho phép tác giả có nhiều tự do để thử nghiệm, và nó thật sự hiệu quả hơn là thực hiện trên màn hình máy điện toán hiện đại.

Do đó, hãy chia nơi làm việc của bạn thành nhiều khu vực. Một nơi dành cho thiết bị kỹ thuật số và một nơi dành cho đôi tay thực hành.

Cũng đừng quên: nghệ sĩ có thể làm việc từ nhà, nhưng tốt hơn hãy bước ra khỏi nơi đó, ít nhất một lần. Đừng quá tự mãn – bạn sẽ bị nhàm chán, và công việc của bạn bị ảnh hưởng.

 

Khi đến một thành phố khác hoặc một vùng quê khác, có thể bạn sẽ có những góc nhìn mới và có nguồn cảm hứng. Austin Kleon đến từ Texas nhưng đã từng sống ở Anh và Ý. Cuộc sống ở nước ngoài đã thay đổi cuộc đời và cả sự nghiệp của ông ấy.

Ảnh trong bài: Austin Kelon

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: