Người vẽ tranh truyền thần cuối cùng ở Sài Gòn

Từ vài năm trước, ông đã được gọi là người vẽ tranh truyền thần cuối cùng ở Sài Gòn. Giờ đây, mỗi ngày, hoạ sĩ Từ Hoa Lợi vẫn ngồi bên giá vẽ đơn sơ của ông ở một góc phố trên đường Điện Biên Phủ. Năm nay, ông 82 tuổi.

Hoạ sĩ Từ Hoa Lợi quê gốc Quảng Ninh. Năm 1955, ông thi đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội. Nhưng ông mau chóng nhận ra một dòng máu đam mê nghệ thuật đang tuôn chảy trong cơ thể, tâm hồn ông. Hết năm thứ nhất của Đại học Y, ông tự tìm các tài liệu học vẽ để thi và trúng tuyển vào trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Ra trường, ông về làm họa sĩ cho Đoàn xiếc Trung ương. Từ đó, cuộc đời ông gắn liền với nghề vẽ tranh truyền thần. Ông gọi “nghề truyền thần như người vợ tào khang, yêu và mê không bao giờ chán.” (Trích phunuvietnam)

Sau biến cố 1975, vẫn giá vẽ và những cây bút chì làm bạn, ông mở một cửa tiệm nhỏ ở phố Hàng Đào, nhận vẽ tranh truyền thần cho khách. Ông “truyền thần” vào những bức vẽ phố cổ Hà Nội, những tấm ảnh chân dung mang tính hoài niệm. Mỗi bức vẽ được ông chăm chút tỉ mỉ từng đường nét, nhấn nhá từng độ đậm nhạt để tạo nên một bức tranh có linh hồn.

Tranh truyền thần thời Lê trung hưng vẽ chân dung Trịnh Đình Kiên (1715 – 1786), hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: wikipedia

Sau một chuyến vào Sài Gòn năm 1991, ông quyết định chọn nơi này để an cư, lập nghiệp. Nghiệp đây vẫn là nghiệp vẽ tranh truyền thần. Hơn hai mươi năm ở đất Sài Gòn, đều đặn mỗi ngày trừ Chủ Nhật, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa; chiều từ 2 giờ đến 5 giờ, người ta lại thấy ông ngồi bên giá vẽ ở gốc Điện Biên Phủ. Nơi này, ông tái tạo lại cho khách những bức vẽ có giá trị kỷ niệm từ những ảnh đã bị ố vàng vì thời gian. Đôi khi có những tấm ảnh đã rách nát một phần, mất một góc, nhưng qua lời kể lại theo trí nhớ của khác, ông cũng giúp họ hoạ lại ký ức.

Nghề vẽ tranh truyền thần ở Hà Nội phát triển nhất là từ khoảng những năm 80 đến năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, một thời gian sau người ta thích chụp ảnh hơn là vẽ nên nghề này cứ thế mai một đi. Vẽ truyền thần, quan trọng nhất là đôi mắt của người được vẽ. Hoạ sĩ gọi là điểm nhãn, là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một loại tranh nào khác thực hiện được.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: