Nhìn lại lịch sử ngắn ngủi và bi thương của Titanic

Share:

Đúng 110 năm trước, nửa đêm ngày Chủ Nhật, 14 Tháng Tư năm 1912, con tàu chở khách hiện đại và lộng lẫy nhất thế giới (lúc đó), đỉnh cao của kiến trúc hàng hải đã đi vào lịch sử bằng chính vòng đời ngắn ngủi của nó. Những gì khó có thể xảy ra được, cũng đã vận vào con tàu đoản mệnh RMS (Royal Mail Ship) Titanic của hãng vận tải biển The White Star Line. Chuyến ra khơi đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó đã để lại cho thế giới và trong lòng Đại Tây Dương một lịch sử bi thảm sau những chờ đợi lẫn tự hào.

RMS Titanic hạ thuỷ ngày 31 Tháng Ba năm 1911. Sau khi vượt qua các vòng kiểm tra của Hội đồng Thương mại (Board of the Trade) ở Belfast, ngày 10 Tháng Tư năm 1912, RMS Titanic khởi hành từ cảng thành phố Southampton, phía Đông Nam nước Anh, chở theo 2,208 hành khách cùng thuỷ thủ hành đoàn, tiến đến New York.

Titanic đến Cherbourg cùng ngày hôm đó, rồi Queenstown vào ngày hôm sau. Trưa hôm đó, nó tiến ra đại dương và hướng đến New York.

Nhưng, Titanic mãi mãi không bao giờ có thể cập bến cảng New York. Con tàu được tạp chí The Shipbuilder gọi với cái tên đầy tham vọng, “tàu không thể chìm” đã đi xuống đáy đại dương với 1,500 hành khách. Điều khó tin nhất cũng đã xảy ra để làm chao đảo cả thế giới. 11 giờ 45 tối Chủ Nhật, Titanic va phải một tảng băng trôi. Hai giờ sau đó, nó chìm dần cùng với 815 hành khách và 688 thuỷ thủ đoàn. Số người còn lại, 705 người được tàu RMS Carpathia cứu lúc 4 giờ sáng ngày 15 Tháng Tư. RMS Carpathia đã chạy xuyên đêm với tốc độ cao, đối diện với rất nhiều nguy hiểm “tàng hình” là những tảng băng trôi trên biển.

Người đầu tiên phát hiện tảng băng trôi là Frederick Fleet, 24 tuổi, theo các tài liệu lịch sử về Titanic. Frederick là một trong 705 người may mắn sống sót. Ông phục vụ trong cả hai cuộc Thế chiến. Năm 1965, ông bị căn bệnh trầm cảm hành hạ và cuối cùng đã treo cổ tự tử năm 77 tuổi.

Frederick Fleet, 24 tuổi, người đầu tiên phát hiện ra tảng băng trôi.

Những người còn sống được tàu RMS Carpathia cứu.
Các nạn nhân an toàn trên thuyền cứu hộ

Bản ký hoạ Titanic đâm phải tảng băng trôi và chìm dần. John B. Thayer đã phác hoạ hình này khi đang đứng trên chiếc thuyền cứu sinh.
Những người sống sót choàng khăn ấm trên tàu Carpathia
Người dân ngóng chờ tin tức bên ngoài văn phòng của White Star Line ở New York.
Những chiếc thuyền cứu sinh còn lại của tàu Titanic
Một nhóm người đang nghe một nạn nhân sống sót kể lại thảm kịch lịch sử trên đường phố Devonport.
Thân nhân của những hành khách trên tàu Titanic đứng chờ tin tức ở Southampton.

Một nhân chứng sống sót của vụ chìm tàu tặng chữ ký cho người dân
Một nhân chứng sống sót của vụ chìm tàu tặng chữ ký cho người dân

Michel, 4 tuổi và Edmond Navratil, 2. Để lên con tàu, cha của họ lấy tên là Louis Hoffman và sử dụng tên thân mật của hai bé là Lolo và Mamon. Hai em bé may mắn được cứu cùng với mẹ. Người cha đã vĩnh viễn nằm lại đại dương.
Edmond and Michel Navratil gặp lại mẹ
Một y tá đang bồng Lucien P. Smith, Jr. Mẹ của em là Eloise đã mang thai Lucien sau khi quay về từ kỳ nghỉ hưởng tuần trăng mật trên tàu Titanic. Cha của em bé đã chết trong thảm kịch lịch sử. Bà Eloise sau đó tái hôn với một nạn nhân sống sót trong cùng chuyến đi, Robert P. Daniel.

Chiều ngày 18 Tháng Tư, 1912, RMS Carpathia cập cảng Pier 54, New York sau ba ngày vượt biển cùng hiểm hoạ băng trôi, sương mù, biển động và những cơn bão lớn. Nhưng hơn tất cả, đó là cơn ác mộng của những người còn sống sót trong chuyến hải hành lịch sử. Chỉ cho đến khi tàu RMS Carphathia cập bến an toàn, toàn bộ thảm kịch chìm tàu mới được loan báo cho công chúng.

Ảnh trong bài: Getty Images / Library of Congress

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: