Phát hiện tranh của danh họa Vermeer nhưng không phải của Vermeer

Họa sĩ Johannes Vermeer (trái) và bức tranh “Girl With A Flute” được phát hiện không phải do ông sáng tác. (ảnh: Wikipedia-Getty Images)

Bức tranh nổi tiếng “Girl With A Flute” vừa được phát hiện không phải của Vermeer, một trong những họa sĩ được yêu thích nhất thế giới.

Phòng trưng bày Quốc gia (National Gallery-Nga) xác nhận một trong những bức tranh của Vermeer thực sự không phải do Vermeer sáng tác. Khách tham quan cuộc triển lãm “Vermeer’s Secrets” (Bí mật của Vermeer) (từ 8 Tháng Mười đến 8 Tháng Một) có thể thấy một số điều mà nhóm nghiên cứu khám phá về tranh Vermeer.

Từ lâu, các chuyên gia hội hoạ hay đặt ra câu hỏi, liệu “Girl With a Flute” (Cô gái với cây sáo) có thực sự là một trong số ít những bức tranh trên thế giới của bậc thầy người Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675)? Đại dịch là cơ hội để bảo tàng có thời gian điều tra về mối nghi ngờ này.

Và bây giờ, cuộc điều tra đã có kết luận chính thức: “Girl With a Flute” – một trong bốn bức tranh từ lâu được xem là của họa sĩ Vermeer người Hà Lan, thực sự không phải của Vermeer. Nhờ sự kết hợp của phân tích khoa học, hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và thông tin đầy đủ hơn, vấn đề nhức nhối này đã được giải quyết.

Từ trước đến nay, có mới nghi ngờ bức tranh “Girl With A Flute” (ảnh) không phải do Johannes Vermeer sáng tác. (ảnh: Heritage Art / Heritage Images / Getty Images).

Trong cuộc họp báo hôm 7 Tháng Mười, bảo tàng chia sẻ với công chúng phát hiện của nhóm liên ngành gồm các giám tuyển, nhà bảo tồn và nhà khoa học, xác định bức tranh “Girl With a Flute” được thực hiện bởi một cộng sự của Vermeer, chứ không phải chính ông sáng tác.

Trước COVID-19, rất nhiều người đến Nga để xem tất cả bốn bức tranh của Vermeer, nên việc chuyển những bức tranh đến phòng giám định để tìm hiểu thực hư trong ít nhất là hai ngày, là điều khó thực hiện. Đại dịch COVID-19, bảo tàng phải đóng cửa. Marjorie (Betsy) Wieseman, người đứng đầu bộ phận tranh Bắc Âu của Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Việc bảo tàng đóng là cơ hội để tôi và các đồng nghiệp có cơ hội hiếm hoi gỡ cả bốn bức tranh ra khỏi tường và đưa chúng vào phòng giám định.”

Bất chấp vầng hào quang xung quanh tên tuổi của Vermeer, số lượng tranh vẽ của ông rất khiêm tốn. Chỉ có khoảng 35 bức tranh Vermeer trên thế giới. Điều đó phần nào giải thích tại sao, dù ông được đánh giá cao trong suốt hai thế kỷ, Vermeer phần lớn bị lãng quên cho đến khi “được phát hiện lại” vào thế kỷ 19. (“Girl With a Flute” tìm thấy vào năm 1906 và được Joseph Widener tặng cho Nga vào năm 1942)

Ít ai biết rõ về cuộc đời của Vermeer, nhưng đây lại là chủ đề của một số cuốn tiểu thuyết và phim bán chạy nhất. Ông được sự ngưỡng mộ và yêu mến của nhiều người, nhưng bản thân những bức tranh của ông lại gây ra sự ồn ào và tranh cãi. Cực kỳ yên tĩnh, màu sắc trang nhã, gần gũi đến nghẹt thở, chúng giống như một lời phản bác lại tiếng ồn và sự lộn xộn của cuộc sống hiện đại, nhưng cũng là đối tượng “bươi móc” của thời đại công nghệ thông tin.

Họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675). (ảnh: Wikipedia.org)

Với thời gian và không gian dồi dào trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Nga, do nhà khoa học hình ảnh cấp cao John Delaney đứng đầu, “phẫu thuật” bức tranh thành những hình ảnh hết sức chi tiết. Nhờ sự kết hợp giữa phân tích hiển vi và hình ảnh tiên tiến, các nhà nghiên cứu và khoa học lập được bản đồ những vật liệu mà Vermeer sử dụng để vẽ tranh. Kỹ thuật “phẫu thuật” gồm cả quang phổ hình ảnh huỳnh quang tia X và hình ảnh siêu kính phản xạ.

Nhóm nghiên cứu “chứng thực” tranh Wagner gồm Alexandra Libby, Dina Anchin, Lisha Deming Glinsman và Gifford, bắt đầu bằng việc phân tích hai kiệt tác của hoạ sĩ để rút ra bài học. Delaney cho biết việc nghiên cứu “A Lady Writing” và “Woman Holding A Balance” là cách tuyệt vời để thiết lập cơ sở cho việc phát hiện tranh thật sau đó. Trong số những khám phá về cách làm việc của Vermeer có việc ông chải các lớp đầu tiên lên vai vẽ với tốc độ và sự phóng túng đáng ngạc nhiên, thậm chí có lúc ông còn bôi một lớp vật liệu chứa đồng làm khô nhanh để sớm chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Wieseman nói: “Chúng tôi rất ấn tượng về Vermeer như bậc thầy của những bề mặt nhẵn nhụi, trơn bóng, điều mà bạn không thể xác định được những nét cọ riêng lẻ. Nhưng sau đó, bạn nhìn vào cách ông thiết lập ánh sáng trên bức tường nền như trong ‘Woman Holding a Balance’ bằng những nhát cọ mạnh mẽ với tất cả sự đam mê”.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang hai tác phẩm nhỏ hơn, có vấn đề hơn, “Girl With the Red Hat” và “Girl With a Flute”. Hai bức tranh từ lâu đã được xem là một cặp, thuộc thể loại “tronies” – thuật ngữ tiếng Hà Lan để chỉ thủ pháp vẽ đầu (không phải chân dung) của một con người cụ thể với những nghiên cứu về hình hoạ được lý tưởng hóa hoặc có biểu cảm đặc biệt.

Một nhà báo đang chụp ảnh bức tranh ‘Girl with a Pearl Earring’ của Johannes Vermeer trong Phòng Vermeer ở Bảo tàng Mauritshuis ở The Hague, Hà Lan, năm 2014. (ảnh: Michel Porro / Getty Images)

Nhóm nghiên cứu phát hiện dù một số chất liệu giống nhau có trong cả hai bức tranh này nhưng cách xử lý sơn lại rất khác. Trong khi kỹ thuật sơn trên “Girl With the Red Hat” tinh tế và khéo léo, thì kỹ thuật sơn trên “Girl With a Flute” khá vụng về và thô thiển. Thay vì sử dụng bột màu xay thô trong lớp lót dưới và bột màu nghiền mịn cho các lớp trên cuối cùng như Vermeer thường làm, ở bức “Girl With a Flute” người vẽ làm ngược lại, khiến lớp mặt có hạt lấm tấm. Thậm chí có cả những mảnh lông vụn trong các lớp sơn của bức tranh, cho thấy hoạ sĩ sử dụng một chiếc bút lông cũ hoặc kém chất lượng.

Nhóm nghiên cứu cũng kết luận Vermeer có lẽ đã vẽ “Girl With the Red Hat” vào năm 1669 chứ không phải 1666-1667 khi ông bắt đầu thử nghiệm các màu mới và nét cọ táo bạo hơn. Hai bức tranh tronies mà Nga đang lưu giữ đều thể hiện những phụ nữ trẻ có khuôn mặt và biểu cảm giống nhau. Cả hai đối tượng đều đội những chiếc mũ khác thường và đeo hoa tai ngọc trai lớn.

Bối cảnh của cả hai đều được phác thảo khá ngắn gọn, đều có tấm thảm trên tường và một chiếc ghế có hình đầu sư tử. Hai bức tranh đều được vẽ trên các tấm gỗ, điều cực kỳ khác thường đối với Vermeer.

Bức tranh “Girl With the Red Hat” của Vermeer. (ảnh: Heritage Art / Heritage Images / Getty Images).

Wieseman nói: “Hoạ sĩ vẽ bức tranh này có kiến thức cơ bản về cách Vermeer thực hiện những bức tranh của mình nhưng sự khéo léo thì không”. Ngoài ra còn có các khuyết tật trong lớp sơn dưới. Ví dụ, ở một số khu vực màu xanh lam, có vết nứt do lực kéo cho thấy rằng lớp sơn bề mặt khô trước lớp phủ bên dưới. Wieseman cho rằng một nghệ sĩ có kinh nghiệm sẽ biết cách phối trộn các màu sơn để điều đó không xảy ra. Tương tự như thế, ở những khu vực sử dụng sắc tố trắng, họa sĩ sử dụng quá nhiều chất dầu trong lớp nền, khiến nó bị khô và nhăn nheo buộc hoạ sĩ phải cạo phần nhăn đó xuống để có bề mặt mịn hơn trước khi sơn lớp sơn cuối cùng.

Nếu tất cả những phát hiện mới là sự thật, nó sẽ làm thay đổi cách hiểu của chúng ta về Vermeer, người từ lâu được xem là một ‘con sói đơn độc’ làm việc mà không có trợ lý hoặc học sinh bên cạnh. Câu hỏi mới được đặt ra: Ai là hoạ sĩ được phép vào studio vẽ của Vermeer và sử dụng nhiều chất liệu của ông? Mối quan hệ này sẽ được làm rõ vào một ngày nào đó. Tuy nhiên, bất chấp những phát hiện mới được tiết lộ, vẫn luôn có một bầu không khí bí ẩn xung quanh Vermeer.

(theo Washington Post)

Đọc thêm:

-Vén bức màn bí mật về 10 tác phẩm họa nổi tiếng thế giới

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: