Video: Sài Gòn vào mùa giật cô hồn tháng Bảy

Sau 2 năm đại dịch, năm 2022 là năm đầu tiên tục cúng cô hồn mới quay lại. Những ngày rằm tháng 7 đã rộn rịp với những nơi bày cúng và đám đông chờ để giật cô hồn bên ngoài.

Tục cúng cô hồn cũng được xem là nét văn hóa và xuất phát từ rất lâu. Người ta sẽ dọn một mâm đồ cúng ra ngoài đường để cầu an cho những vong linh còn phiêu bạt. Tục cúng cô hồn còn có tên gọi khác là tục cúng chúng sinh. Trong mâm cúng, người ta chọn bánh, kẹo, trái cây, cháo, nhà nào khá hơn sẽ chọn cúng gà, heo quay. Sau khi cúng xong, đồ cúng sẽ được tự do phân phát cho người nghèo, người đi đường. Trong một khu phố có thể thấy hình ảnh rất nhiều những đứa trẻ đua nhau đến giật các mâm đồ cúng. Có lẽ càng ngày càng nhiều lũ trẻ giật cô hồn nên mâm đồ cúng dần thay đổi gồm trái cây và bánh kẹo, thức ăn vặt, thậm chí là đậu phộng, bắp rang.

Ở góc độ tâm linh, tục cúng cô hồn mang ý nghĩa đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Trong mâm cúng, các món chọn cúng không cần phải quá cao sang, những loại đồ ăn mặn càng không vì nó gợi lên lòng tham và sự ghen tỵ. Ngoài ý nghĩa xá tội vong nhân, giúp đỡ, bố thí ma đói để các vong linh không quấy nhiễu gia chủ giúp họ yên ổn làm ăn, tục giật cô hồn sau khi cúng cô hồn xem như việc giúp đỡ cho cả người trần và người âm.

Dân gian cho rằng: “Đồ cúng phải giật mới linh”. Ở Sài Gòn người ta quan niệm cúng cô hồn phải có người đến giật mới hên. Có khi đang cúng đã có người tới bưng cả mâm đi. Hành động này không phải là cướp giật gây phản cảm mà chính là phong tục, văn hóa của người miền Nam hay người Sài Gòn. Đối với người đi giật, việc giật đồ cúng không có ý nghĩa là tranh giành đồ ăn với ma, không cần phải tránh né mà đó còn là nét thú vị của văn hóa dân gian người Việt.

Tại sao phải giật và cho đi? Vì theo phong tục, các lễ vật cúng cô hồn không được ai giật, gia chủ phải mang đồ cúng bỏ đi chứ không mang chúng về nhà.

Trước năm 1975 việc giật cô hồn thường chỉ là từ phía dưới thanh thiếu niên và một ít người lớn. Nó từng được xem như là trò vui của rằm tháng Bảy. Thế nhưng không hiểu sao, từ vài năm nay ở Việt Nam,  chuyện giật cô hồn trở nên nguy hiểm hơn, khi việc tranh nhau cướp đồ và tiền cúng kiến được tổ chức bởi các băng đảng và các nhóm người đi giật cô hồn rất chuyên nghiệp như một cách kiếm sống.

Thậm chí những nhóm đi săn tin các công ty hay những nhà làm ăn giàu có sẽ cúng cô hồn có nhiều thực phẩm và tiền bạc để chuẩn bị trước, nhằm chiếm giữ những vị trí lợi thế nhằm cướp được đồ cô hồn nhiều nhất. Có thể do tình hình đời sống kinh tế khó khăn đã khiến việc cướp cô hồn không còn là một trò vui nữa. Báo chí nhà nước cũng nhân cơ hội này đã có những bài viết để chỉ trích nặng nề rằng đây là một hủ tục cần phải bãi bỏ.

Nhiều thập niên gần đây ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, những nét văn hóa đặc thù đang mất dần bởi con người và những xu hướng văn hóa mới. Những ngày vui mang tính văn hóa dân gian đang nhạt dần và có lẽ cũng sẽ bị mất đi vào một lúc nào đó.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: