Tính thẳng thắn trong công việc – điểm mạnh của Gen Z

Một trong những đặc điểm nổi bật của Gen Z là ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và môi trường. (Hình minh họa: Mike Kemp/In Pictures via Getty Images)

Gen Z không ngại lên tiếng và ủng hộ những vấn đề mà họ quan tâm ở nơi làm việc, cho dù đó là sự minh bạch về lương bổng hay sức khỏe tinh thần.

Sự táo bạo này đôi khi khiến các nhà lãnh đạo nhân sự và sếp lo lắng – một số người gọi Gen Z là thế hệ “khó làm việc cùng nhất,” nhưng tính cách này cũng là một trong những điểm có giá trị cao đối với những thành viên trẻ nhất trong lực lượng lao động.

Ít nhất là theo quan điểm của Bác Sĩ Benjamin Granger, nhà tâm lý học tại nơi làm việc và người đứng đầu dịch vụ tư vấn EX (trải nghiệm nhân viên) tại Qualtrics. “Sức mạnh lớn nhất của Gen Z là họ có nhiều khả năng thách thức hiện trạng hơn các thế hệ khác. Những cuộc trò chuyện và trải nghiệm đó là nguồn gốc của những sự đổi mới và sáng tạo.”

Những người ở độ tuổi 20 thách thức các chuẩn mực nơi làm việc do người lớn tuổi đặt ra là một xu hướng lâu đời, nhưng Granger cho biết có một sự tự tin và tính cân nhắc mới trong cách Thế Hệ Z tiếp cận những cuộc trò chuyện này.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Gen Z là ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và môi trường. Granger chỉ ra rằng họ lên tiếng về việc tạo ra những nơi làm việc công bằng, bền vững và sẵn sàng thách thức người sử dụng lao động chịu trách nhiệm nhiều hơn về tác động của họ đối với nhân viên và xã hội nói chung, nơi những người khác có lẽ không làm được.

Khi các nhân viên trẻ khuyến khích tổ chức của họ chuyển từ tính trung lập của công ty sang việc thể hiện các giá trị rộng mở hơn, điều đó dẫn đến các quy trình hiệu quả hơn, nhân viên hạnh phúc hơn và sản phẩm tốt hơn.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc có thái độ chủ động và lên tiếng thường có liên quan đến kết quả nghề nghiệp tích cực, bao gồm cơ hội thăng tiến cao hơn và mối quan hệ bền chặt hơn với đồng nghiệp.

(Hình minh họa: Unsplash)

Theo Granger, những phản hồi như vậy không phải lúc nào cũng được các giám đốc điều hành đánh giá tích cực, những người thường cảm thấy thất vọng khi nhân viên vi phạm các quy tắc đã được đặt ra từ lâu.

Các chuyên gia trẻ tuổi nên tránh, hoặc giảm thiểu, mọi hậu quả tiêu cực bằng cách suy nghĩ và chuẩn bị thật kỹ trước khi đặt ra vấn đề.

Lời khuyên của Granger cho mọi cá nhân ở độ tuổi này là hãy xem xét liệu người quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn có khả năng thực hiện các đề xuất của bạn một cách thực tế hay không, tính đến những hạn chế về thời gian hoặc nguồn lực và liệu ý kiến của bạn sẽ giúp nhóm hoặc tổ chức thành công hơn, chứ không chỉ mang lại lợi ích cho bạn với tư cách là nhân viên.

Để những cuộc trò chuyện này trở nên hiệu quả, các nhà lãnh đạo cần tạo ra một môi trường khuyến khích và thu hút phản hồi.

Granger cho biết: “Việc đưa ra và nhận phản hồi có thể giúp bạn nhận thấy những năng lực khác nhau mà thậm chí bạn không biết là đã tồn tại và mang lại lợi ích cho sự phát triển nghề nghiệp của chính mình. Gen Z, bằng cách đón nhận và bắt đầu những cuộc trò chuyện này nhiều như hiện tại, đang thúc đẩy sự phát triển này của chính họ.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: