Năm 2013, vào một buổi sáng Tháng Năm ẩm ướt, Giám đốc điều hành Canva, Melanie Perkins, lướt trên một chiếc ván diều ở giữa các đảo Necker và Moskito của tỷ phú Richard Branson.
Bỗng, cánh buồm dài 30 feet của cô bị xì hơi và trở nên vô dụng trong dòng chảy mạnh ở phía Đông Caribbean, cô doanh nhân trẻ phải chờ đợi hàng giờ để được giải cứu. Khi đi bộ trên mặt nước, chân bị trầy xước bởi các rạn san hô, cô tự nhắc rằng sở thích mới nguy hiểm của cô thật đáng giá. Chính lần bị nạn ấy là chìa khóa chiến lược gây quỹ cho doanh nghiệp khởi nghiệp về phần mềm thiết kế Canva, mà cô cùng bạn trai Cliff Obrecht (sau này là chồng) đồng sáng lập.
Melanie Perkins, 34 tuổi, thành lập Canva vào năm 2007 từ phòng khách của mẹ cô ở Perth. Là con gái của một giáo viên sinh ở Úc và một kỹ sư Malaysia chuyên nghiên cứu về di sản Philippines và Sri Lanka, Perkins muốn trở thành một vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp trước khi nhập học tại Đại học Tây Úc. Ở đó, trong khi dạy các sinh viên đồng nghiệp thiết kế máy tính cơ bản như một phần của nghiên cứu truyền thông và thương mại, Perkins đã nảy ra một ý tưởng. Quá trình thiết kế và in áp phích hoặc tờ rơi — soạn nó trong Adobe Photoshop hoặc Microsoft Word, chuyển đổi nó thành kích thước phù hợp và lưu dưới dạng PDF, và mang nó đến một cửa hàng như Staples để in — dường như quá cồng kềnh trong thời đại của internet, thay vì làm tất cả ở một nơi với một công cụ trực tuyến.
Cô nói: “Ý tưởng thiết kế thực sự đơn giản là ý tưởng đầu tiên.” Vấn đề rõ ràng đến nỗi Perkins sợ rằng ai đó sẽ đưa ra giải pháp trước nếu cô trì hoãn. Vì vậy, cô đã thuê người lập một trang web Flash để nhắm mục tiêu đến một thị trường mà cô xác định là ổn định và chưa được phục vụ: Kỷ yếu học, thường là trách nhiệm của sinh viên, làm tình nguyện.
Canva đã có trụ sở tại Úc, cách xa hàng ngàn dặm từ hành lang “cung điện công nghệ” Thung Lũng Silicon Valley, nhưng nhanh chóng tiếp cận thị trường toàn cầu. Dù còn một học kỳ nữa mới tốt nghiệp. Perkins phải tạm dừng việc học của mình. Lúc ấy, Canva đã có tới 400 khách hàng là các trường học, mà ở tận Pháp cũng có. Đó mới là sự khởi đầu. Nhưng Perkins không thể đi xa hơn nếu không có nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Mà từ khi lập công ty và tìm kiếm các nhà đầu tư, Perkins đã nghe từ “không”, không dưới 100 lần. Cho đến khi cô gặp được người tổ chức một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm, đến Perth, nơi cô đang sống, để lướt ván diều, Perkins được “để mắt tới” và bắt đầu được đào tạo sau khi cô giới thiệu về sự khởi nghiệp của mình. “Nó giống như, rủi ro: Thiệt hại nghiêm trọng; phần thưởng: thành lập công ty,” Perkins nói. “Nếu bạn đặt chân vào cách cửa hẹp có chút xíu, bạn phải cố mà chen vào.” Perkins xác định, phải dũng cảm vượt qua vùng nước nguy hiểm.
Đó là vào năm 2011, trong số các nhà đầu tư đến Perth để đánh giá một cuộc thi khởi nghiệp, có Bill Tai – một nhà đầu tư mạo hiểm lâu năm ở Thung lũng Silicon. Perkins biết điều đó. Vào bữa ăn tối do Tai tổ chức, Perkins và Obrecht “phục kích” những người tham dự bằng một màn chào hàng gọi là Canvas Chef: Một chiếc bánh pizza ẩn dụ, với các yếu tố thiết kế là lớp phủ và các loại tài liệu — tờ rơi, danh thiếp, thực đơn nhà hàng — như bột nhào. Rick Baker, một nhà đầu tư, chứng kiến màn chào sân đêm đó, nói: “Đó không phải là sự ví von phong cách nhất.”
Lần ấy, những nhà đầu tư rời khỏi Perth mà không để lại “dấu ấn” đầu tư nào, nhưng với niềm đam mê mới dành cho môn thể thao mạo hiểm dưới nước, họ thường xuyên tham dự các cuộc họp mặt về lướt ván diều do Tai tổ chức, nơi có các giám đốc điều hành công nghệ nổi tiếng đang tìm cách đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mới. Tại Maui, sau khi một người bạn của Peter Thiel nói rằng họ cần một nhà lãnh đạo duy nhất, Perkins trở thành CEO.
Perkins và Obrecht gặp nhiều may mắn hơn trong các chuyến thăm những nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon trên đường Sand Hill. Họ đã gặp Cameron Adams, 40 tuổi, một cựu nhân viên của Google, người đã thành lập công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Sydney. Khởi đầu một sự hợp tác mà Adams trong vai trò đồng sáng lập. Chỉ hơn một năm sau, Canva đã huy động được $3 triệu tài trợ trong hai đợt, vào năm 2012 và đầu năm 2013, trong đó có cả khoản tài trợ tương ứng quan trọng từ chính phủ Úc.
Công ty ra mắt vào Tháng Tám năm 2013 sau khi chuyển từ Perth lên Sydney. Các kỹ sư của Adams và Canva, những người thức trắng đêm và chán chường rủ nhau… đi ngủ vì lượng đăng ký không như họ dự đoán. Nhưng rồi sự nổi lên của Instagram và Twitter đã thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Từ trường học đến văn phòng cảnh sát trưởng, sân trượt băng cho đến các tác giả tự xuất bản, mọi người đột nhiên quan tâm rất nhiều đến sự hiện diện trực tuyến của Canva. Lượng đăng ký nhỏ giọt từ từ tăng lên 50,000 người dùng trong tháng đầu tiên. Đến năm 2014, khi Canva huy động thêm $3 triệu từ Thiel’s Founders Fund và Shasta Ventures, số người sử dụng vọt lên 600,000, thực hiện được 3.5 triệu thiết kế.
Sự kiên trì như vậy từ lâu đã trở thành điều cần thiết tại Canva – khởi đầu là một doanh nghiệp thiết kế kỷ yếu khiêm tốn ở thủ phủ của bang Perth trên bờ biển phía Tây của Úc. Đến nay, Canva phát triển thành một kẻ tung hoành toàn cầu. Hàng triệu người từ 190 quốc gia sử dụng ứng dụng dựa trên Web “freemium” của công ty để thiết kế mọi thứ, từ đồ họa rực rỡ trên Pinterest đến thực đơn nhà hàng trang nhã.
Trước khi Canva xuất hiện, những người nghiệp dư phải ghép các thiết kế lại với nhau trong Microsoft Word hoặc phải trả giá cho những công cụ chuyên nghiệp khó hiểu. Ngày nay, bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, đều có thể tải Canva xuống và tạo ra sản phẩm của mình chỉ trong vòng mười phút.
Canva khởi đầu chậm chạp, nhưng vào cuộc rồi thì phát triển rất nhanh. Hiện nay công ty đã kết hợp nhiều tính năng của riêng Adobe hơn bằng cách công bố công cụ chỉnh sửa video và bộ ứng dụng; nó vẫn đang nỗ lực cải tiến giải pháp thay thế miễn phí cho Microsoft PowerPoint, vốn đã được sử dụng để tạo 80 triệu bản trình bày. Nhưng triển vọng tăng trưởng dài hạn của Canva phụ thuộc vào việc liệu các công ty có tiến triển từ lượng người hâm mộ nhỏ, đến tài khoản có tới hàng nghìn nhân viên hay không. Sau nhiều năm bổ sung thêm nhiều tính năng cho bộ phần mềm của Canva, Perkins đang đặt cược vào cách tiếp cận ngược lại cho công ty Mỹ.
_____________________
Từ thời điểm mà URL canva.com được mua với giá $2,500, bây giờ, giá trị thị trường của Canva đã lên đến $40 tỉ vào Tháng Chín 2021 và Canva thu hút 60 triệu người sử dụng hàng tháng tại 190 quốc gia. Riêng tài sản Melanie Perkins hiện là $6.5 tỉ, xếp thứ 386 thế giới – theo Forbes (nếu tính tài sản của cả vợ chồng cô thì là $16.4 tỉ). Điều đáng nói nhất là vợ chồng cô đã dành một khoản rất lớn trong tài sản họ để đóng góp cho các quỹ từ thiện toàn cầu.