Đường xa cô gái Gia Long về đâu?

Share:

Đường xa cô gái Gia Long về đâu?
Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
Bao cô dưới cùng mái trường
Khi xưa đã tặng hoa mừng

Nay có còn theo bút nghiên không?
Người trai lính chiến em hằng chờ mong
Ngày vui sông núi anh lập đầu công
Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu…

(Ca khúc Cô Nữ Sinh Gia Long, Nhạc sĩ: Phượng Linh-Nguyễn Văn Đông)

Theo Wikipedia, trường nữ sinh Gia Long bắt đầu được khởi công xây vào năm 1913 và hoàn thành năm 1915. Toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Tất cả nữ sinh trường đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tỉnh, thành phố khác.

Đến tháng 9-1922, Toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Ðệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.

Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn-Gia Định, lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp. Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường sau đó cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.

Dưới đây là bộ ảnh “trường nữ Gia Long” ngày nay, qua ống kính nhiếp ảnh gia Minh Hòa…

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: