Theo dấu người xưa…

Đền thờ Hùng Vương (đường Cô Giang-Phú Nhuận). Đền do đồng bào di cư 1954 gốc Vân Đồng-Nam Định xây dựng năm 1964.
Share:

Dưới đây là vài hình ảnh di tích lịch sử ở Sài Gòn. Nhìn lại những di tích này, lòng không khỏi bồi hồi khi tưởng nhớ đến tiền nhân…

__________

Giác Huê cổ tự – ngôi chùa mang nét kiến trúc phương Tây ở Hóc Môn. Chùa do một vị xã trưởng hiến tiền xây dựng tại xã Tân Hiệp – Hóc Môn. Cho đến nay, ngôi cổ tự này đã có tuổi đời gần 150 năm.
Mộ ngài An Định vương Lê Phát An (cậu của Nam Phương Hoàng hậu) tại nhà thờ Hạnh Thông Tây – Gò Vấp.
Còn đây là ảnh mộ bà Lê Phát An
Đây là mộ nhà văn-nhà báo Thế Tải – Trương Minh Ký và phu nhơn ở quận Gò Vấp – Sài Gòn.
Lăng ngài Huỳnh Ngọc hầu Phan Tấn Huỳnh ở quận Phú Nhuận – Sài Gòn.
Lăng ngài Huỳnh Ngọc hầu Phan Tấn Huỳnh ở quận Phú Nhuận – Sài Gòn.
Viếng mộ nhà văn Hồ Biểu Chánh, thiệt vinh hạnh khi được cầm trên tay di bút của Cụ!
Lăng ngài Đông các Đại học sĩ – Bình Thành bá Trương Minh Giảng ở quận Gò Vấp – Sài Gòn. Ngài Trương Minh Giảng (1792-1841) là vị võ quan dưới triều Vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Ngài từng giữ những chức vụ như Tổng đốc An Giang, Trấn Tây tướng quân (cai quản đất Cao Miên)… Năm 1832, ngài tham gia biên soạn bộ Liệt Thánh Thực Lục. Cũng trong thời gian này, ngài giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ Đại Nam thực lục chính biên. Vì vậy, ngài còn được biết đến là một nhà sử học.
Lăng ngài Đông các Đại học sĩ – Bình Thành bá Trương Minh Giảng
Lăng ngài Đông các Đại học sĩ – Bình Thành bá Trương Minh Giảng
Viếng sử gia, Thủ tướng Đế Quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở chùa Vĩnh Nghiêm – Sài Gòn.
Tượng Thần Nông ở Đình Chí Hòa (Quận 10, Sài Gòn)
Bàn thờ nhà giáo Võ Trường Toản tại đình Chí Hòa – Sài Gòn. Cụ Võ Trường Toản quê ở tỉnh Gia Định, là người học sâu hiểu rộng. Gặp loạn Tây Sơn, cụ giấu tài kín tiếng, ở ẩn. Khoảng năm 1785 đến năm 1792, cụ mở trường dạy học trong khuôn viên đình Chí Hòa – Gia Định. Môn sanh nhiều người trở thành bậc danh thần như: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Ngô Tùng Châu. Những năm Chúa Nguyễn Phúc Ánh còn ở Gia Định, ngài thường mời cụ vào ra mắt, khen là người cao thượng. Lúc cụ mất năm 1792, chúa ban hiệu Gia Định xử sĩ Sùng đức Võ tiên sanh.
Nhà thờ Cha Tam – Chợ Lớn. Tại đây, vào lúc 5 giờ sáng ngày 2 Tháng Mười Một 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng Ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã cầu nguyện và tham dự Thánh lễ lần cuối cùng trước khi bị quân đảo chánh sát hại.
Nhà thờ Cha Tam
Nhà thờ Cha Tam
Nhà thờ Cha Tam
Nhà thờ Cha Tam

_______

Bài và ảnh: Nguyễn Công Hiển

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: