Khổ thân… cô dâu!

Minh họa: Nathan Dumlao/Unsplash

Chẳng ai muốn bị khách xầm xì “cô dâu trông chán quá!” khi dự tiệc cưới mình và cộng thêm sức ép tâm lý “đời người chỉ một lần lên xe hoa” nên hầu hết cô dâu càng cố hết sức sao cho chỉn chu nhất. “Qui trình” chuẩn bị lễ cưới vì thế càng dễ khiến cho cô dâu mất ăn mất ngủ…

Từ khi đính hôn cách đây vài tháng, Noelle Nicolai 24 tuổi ngày càng ngạc nhiên khi gặp ai cũng bị cật vấn chỉ với một câu hỏi: Cô sẽ trông như thế nào trong ngày cưới (thay vì người ta quan tâm đến hạnh phúc của cô sẽ ra sao). Nicolai cho biết cô phải nghe đến “mỏi” cả tai với những câu đại loại “Bồ sẽ làm gì với mái tóc ngắn ngủn thế này?”, “Nè, mua áo cưới chưa?”, “Bồ tính trang điểm như thế nào?”…

Dù từng tự hào có thể “đối mặt” với cái mà cô gọi là “sự ám ảnh cái đẹp của xã hội” nhưng Nicolai cũng phát mệt và chán trước sự để ý và quan tâm quá mức về ngoại hình cô từ những người chung quanh. Thế rồi Nicolai cũng đầu hàng. Danh sách các hạng mục cần thực hiện cho ngày cưới trở nên dài thêm: Nào là chà trắng răng, se lông mặt, lột lông chân, xử lý độ bóng cho tóc đến “nhuộm” rám da… Cô thậm chí đến một chuyên gia da liễu để được tư vấn về loạt thuốc kháng sinh, kem đặc biệt và nhiều loại chất tẩy để bảo đảm có một gương mặt mịn màng không tì vết vào trước ngày cưới được tổ chức.

Minh họa: Álvaro CvG/Unsplash

Và trong tất cả hạng mục cần được thực hiện, việc giảm khoảng 6kg để có thân hình duyên dáng trong bộ đầm cưới là mục tiêu số một. Tất cả sự rối rắm và nhiêu khê trong khâu chuẩn bị của Nicolai đã khiến hôn phu cô phát cáu, người luôn nhắc rằng anh ấy đã thấy vui và hài lòng lắm rồi với ngoại hình tự nhiên hiện tại của cô. Tuy nhiên, bất chấp sự khó chịu ra mặt của anh chồng tương lai, Nicolai vẫn chưa tỏ ra vừa ý…

Chắc chắn Nicolai không là trường hợp duy nhất, khi đề cập đến sự chuẩn bị trước ngày cưới của hầu hết cô dâu khắp nơi. Riêng tại Mỹ, chỉ nội sách tư vấn chuẩn bị tiệc cưới nay cũng đã thừa để lập một thư viện. Ðó là chưa kể vô số video dạy cách trang điểm và nhiều chương trình truyền hình thực tế cũng vào cuộc (“Bridezillas”, “Platinum Weddings”, “Rich Bride, Poor Bride”, “Buff Brides”, “Bulging Brides”, “My Big Fat Fabulous Wedding”…). Chi phí cho một đám cưới trung bình tại Mỹ hiện tròm trèm $30,000 với ít nhất $1,500 cho riêng phần cô dâu (đầm cưới, trang điểm tóc…) – theo Cuộc khảo sát tiệc cưới Mỹ  do tập đoàn Condé Nast Bridal Group thực hiện.

Hai năm kẹt cứng vì đại dịch đã khiến tâm lý “cô dâu hoàn hảo” trở lại. Họ muốn tóc, móng tay, làm mặt… được thực hiện bằng chuẩn chuyên nghiệp. Họ muốn vận đầm sang. Nhiều khách hàng đặt đầm nhỏ hơn size bình thường khi họ quyết định giảm cân từ thời điểm đó đến ngày vận áo trong đêm hôn lễ. Vài cô dâu còn “can đảm” đặt áo size 12 trong khi size thật của họ là 20! Họ tin rằng họ có thể quyết tâm đạt được mục tiêu giảm cân trong thời gian còn lại trước ngày xúng xính lên xe hoa.

Khảo sát thực đơn ăn kiêng của 271 cô gái trước khi lên xe hoa sáu tháng (nghiên cứu đăng trên chuyên san Appetite phát hành gần đây), Lori Neighbors (trợ giảng khoa dinh dưỡng Ðại học Wisconsin-Milwaukee) cùng đồng sự Jeffrey Sobal (giáo sư dinh dưỡng Ðại học Cornell) cho biết 70% trong số họ đều cố giảm khoảng 10kg (!) và 20% gần như xem đồng hồ cân mỗi ngày để bảo đảm họ không tăng thêm gram nào!

Nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các cô đính hôn đều chọn cách tích cực để đạt mục tiêu giảm cân, như hạn chế ăn dầu mỡ và siêng tập thể dục. Tuy nhiên, 20% đối tượng nghiên cứu cho biết họ sử dụng nhiều biện pháp tiêu cực để bằng mọi giá giảm cân, chẳng hạn bỏ bữa, tăng cường uống nước lã, nhịn ăn, dùng thuốc… Và một thiểu số ít hơn thậm chí bắt đầu hút thuốc với hy vọng giảm cân trong khi một số khác tập ói sau khi ăn!

Minh họa: Olivia Bauso/Unsplash

Lori Neighbors cho biết mốt “cô dâu mình dây” đã làm bùng lên cái gọi là “ngành công nghiệp giảm cân đặc biệt cho tiệc cưới”, chẳng hạn sự bùng nổ chương trình giảm cân “nhanh chóng và hiệu quả dành riêng cho cô dâu ” tại các trung tâm thể hình. Và trong khi nhiều cô dâu châu Á lo “tắm trắng”, các cô dâu Mỹ lại bị ám ảnh với nước rám nắng, “trong khi họ không biết rằng kỹ thuật làm rám da mạnh gấp sáu lần ánh nắng tự nhiên” và do đó dễ gây ung thư da. 15-30 phút trong bồn làm rám da tương đương với 3-4 tiếng trên bãi biển – theo giáo sư Scott Fosko, Chủ nhiệm khoa da liễu học Ðại học y St. Louis.

Giáo sư da liễu Anir Dhir kể thêm ông từng biết nhiều cô dâu tiêm Botox để xóa vết nhăn hoặc chích cortisone để “đánh tan mụn trứng cá”. Các liệu pháp này đều an toàn nếu được thực hiện đúng cách nhưng không ít dịch vụ đều làm ăn nhếch nhác và cẩu thả với trình độ chuyên môn hạn chế. Vài nơi thậm chí dùng botulinum thay cho Botox bởi nó rẻ hơn, khiến nạn nhân phải nhập viện vài tháng đến nỗi phải hoãn lại cả tiệc cưới!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Tướng phu thê
Dân gian Việt Nam thường dùng từ “tướng phu thê” khi thấy các cặp vợ chồng có nét mặt giống nhau. Nhưng về khoa học, chuyện này cũng được minh…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: