Lại một cái chết bất thường ghê rợn trong doanh trại quân đội

Trên các trang mạng, đang lan tràn hình ảnh khâm liệm một quân nhân đang được tổ chức nhưng bên ngoài thì đóng cửa và lực lượng cảnh vệ không cho phép gia đình vào trong, do sợ thân nhân nổi giận và làm loạn.

Theo tin từ phía quân đội cho biết hiện các đội điều tra đang xác minh và tìm hiểu nguyên nhân tử vong của quân nhân Lý Văn Phương với cái chết bất thường, Nói với người nhà anh Lý Văn Phương, một gia đình đang rất giận dữ, ông Nguyễn Công Thịnh, Phòng Chính trị Trường Sỹ quan Lục quân 1 hứa nếu có ai gây ra cái chết này, quân đội sẽ xử lý nghiêm sai phạm của cá nhân, tổ chức liên quan.

Theo tin tức ban đầu, vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 9 Tháng Sáu, qua kiểm tra quân số, Trung đội bảo vệ thao trường, Tiểu đoàn 10, Trường Sỹ quan Lục quân 1, phát hiện binh nhất Lý Văn Phương (sinh ngày 28 Tháng Sáu 2000; nhập ngũ Tháng Hai 2021); quê quán xã Minh Hưng, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, vắng mặt tại đơn vị.

Chỉ huy đơn vị đã tổ chức lực lượng tìm kiếm. Đến 18 giờ 30 phút ngày 10 Tháng Sáu, người dân phát hiện có một tử thi nổi trên hồ nước (cách Tiểu đoàn 10 khoảng 100m) thuộc thôn Quảng Phúc, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (sơ bộ nhận dạng xác định là quân nhân Lý Văn Phương).

Nhận được tin báo, Trường Sỹ quan Lục quân 1 đã báo cáo Bộ Quốc phòng và nhờ các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chính quyền địa phương tổ chức khám nghiệm hiện trường, bảo quản thi thể, khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên hơn 24 giờ trôi qua, bên phía khám nghiệm tử thi vẫn không cho gia đình biết lý do cái chết là gì.

Ở các doanh trại huấn luyện của quân đội Cộng sản Việt Nam, vẫn luôn xảy ra những trường hợp chết bất thường và  bí ẩn của tân binh, mà thường kết quả điều tra thường bị ém nhẹm, và công chúng không thể biết. Bên cạnh đó, gia đình nạn nhân cũng bị bắt cam kết là không được công bố về lý do của cái chết.

Trong năm 2020 và 2021, báo chí nhà nước cũng đưa tin về các vụ chết bất thường trong doanh trại quân đội, song phía ban Tuyên giáo thì luôn cảnh báo rằng thông tin do các thế lực thù địch lợi dụng để  bôi nhọ chế độ. Tuy nhiên, áp lực của các trang mạng xã hội cũng khiến có vụ buộc phải làm rõ, nói lại. Chẳng hạn như vụ cái chết của quân nhân Trần Đức Đô vào Tháng Sáu năm 2021 ở Thái Nguyên, hoặc đưa ra khởi tố như trường hợp quân nhân Nguyễn Văn Thiên vào Tháng Mười Một năm 2021 ở Gia Lai.

Theo mô tả của các cựu quân nhân bộ đội, tình trạng bộ đội đánh lẫn nhau ít xảy ra hơn so với việc bị cấp trên sử dụng bạo lực, và thường là do xích mích cá nhân hoặc do ma cũ bắt nạt ma mới. Các hồ sơ về vấn đề bạo lực và những cái chết bí ẩn của các tân binh trong quân đội CSVN vẫn được giữ như bí mật quốc gia. Những người từng đi bộ đội xác nhận có một loại “văn hoá” trong quân đội là “lấy tập thể rèn cá nhân”, một người làm thì cả tập thể phải chịu hậu quả. Điều này lý giải tại sao trong nhiều trường hợp toàn bộ quân nhân trong một trung đội bị đánh chỉ vì một hoặc hai cá nhân vi phạm điều lệnh. Một đặc điểm nữa đó là mức độ bạo lực sẽ khác nhau đối với từng đơn vị quân đội.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: