Đừng liều bắt rắn hổ mang chúa bằng tay không!

Con rắn cắn ông Cần tử vong. Nguồn: CAND

Nạn nhân là ông Trần Văn Cần, sinh năm 1957, ngụ tại xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 10 Tháng Bảy, nghe tin có rắn bò vào nhà hàng xóm giết gà, ông Trần Thanh Cần cùng con trai và một số người dân khác qua giúp vây bắt. Con rắn đã rút vào hang, nghĩ đó là rắn ráo trâu không độc, ông Cần sử dụng tay không đào bới để bắt rắn.

Khi lôi được con rắn ra ngoài, ông Cần dùng bao bịt đầu rắn nhưng không may bị con rắn cắn vào tay. Nghĩ rắn không có nọc độc nên ông Cần không đến bệnh viện, nhưng sau đó tay ông thâm tím, bắt đầu hoại tử thì người nhà mới vội vàng đưa ông Cần đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình nguy kịch. Dù được bác sĩ lọc máu liên tục nhưng tình trạng sức khỏe của ông Cần ngày càng xấu đi. Sau khi được đưa về nhà theo nguyện vọng người thân, đến rạng sáng ngày 12 Tháng Bảy thì ông Cần tử vong.

Cũng trong ngày 12 Tháng Bảy, nhà chức trách huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã xác minh vụ một người dân trên địa bàn bị rắn hổ mang chúa dài hơn 2m, nặng gần 3kg cắn tử vong…

Rắn hổ mang chúa có vẻ ngoài giống như rắn ráo (là một loài rắn hiền lành) nhưng đây lại là loài rắn dữ và có nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Từ năm 2020, Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ mới đối với người bị rắn hổ mang chúa cắn, bằng các phương tiện hỗ trợ nhịp tim từ bên ngoài, lọc máu liên tục để loại trừ độc chất…

Theo tiến sĩ-bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang chúa là loại huyết thanh rất khó sản xuất và hiện phải nhập từ các nhà cung cấp ở Thái Lan. Hằng năm, Bệnh viện Chợ Rẫy đều nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang chúa về để sử dụng và dotho chuyển huyết thanh đến các bệnh viện khác khi nhận được yêu cầu. Nhưng từ năm 2020, do dịch Covid-19 nên việc nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa về Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, lượng huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa để sử dụng tại phía Nam gần như đã cạn kiệt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình hàng năm có gần sáu triệu người bị rắn cắn trên khắp thế giới, trong đó có từ 20,000 đến 125,000 người thiệt mạng, 400,000 người khác buộc phải cắt bỏ một phần cơ thể do nhiễm nọc độc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: