Y tế công trả lương thấp, bác sỹ bỏ việc, chính quyền đổ thừa cho y tế tư nhân

Y bác sĩ kiệt sức dưới nắng nóng vào thời điểm dịch bùng phát ở Bắc Ninh, Tháng Sáu 2021. Nguồn: Vietnamnet

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa có báo cáo về tình hình cán bộ, viên chức, người lao động ngành y tế nghỉ việc sáu tháng đầu năm 2022.  Trong báo cáo có đề cập đến lương bác sỹ, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế công lập. Sau khi học sáu năm và sau 18 tháng thực hành, bác sĩ hưởng lương và phụ cấp là 4.8 triệu đồng (khoảng $200). Trong khi mức thu nhập tại các cơ sở y tế tư nhân cao hơn gấp ba đến bốn lần, thậm chí gấp năm đến sáu lần.

Theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp do nhà nước Cộng sản quy định là mức lương cơ sở và hệ số lương. Mức lương cơ sở là mức chung, hệ số lương là hệ số riêng với mỗi cá nhân có hệ số lương khác nhau tùy thuộc vào sự thâm niên công tác. Ngoài mức lương còn có phụ cấp tùy theo ngành nghề, càng rủi ro phụ cấp càng cao. Mức phụ cấp được tính theo phần trăm lương của người đó. Mức lương thực nhận của quan chức hoặc nhân viên của hệ công lập được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số lương cộng thêm phụ cấp.

Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.49 triệu đồng ( khoảng $64) và hệ số lương cho nhân viên bậc đại học mới ra trường là 2.34 thì mức lương thực nhận của một bác sỹ mới ra trường là 3.486 triệu đồng (tương đương $150). Với nghề bác sỹ, mức phụ cấp tương ứng là 40% lương. Như vậy, tổng mức lương và phụ cấp của bác sỹ mới ra trường là 4.881 triệu đồng (tương đương $210) chưa trừ bảo hiểm xã hội.

Công đoàn Y tế Việt Nam đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác gây ra hiện tượng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt như: Dịch covid, không có động lực, áp lực công việc cao, sự thu hút của y tế tư nhân, sức khỏe không bảo đảm, công tác xa nhà v.v… tuy nhiên, nguyên nhân chính là do mức đãi ngộ thấp nhưng áp lực cao. Còn lý do hệ thống y tế tư nhân trả lương cao hút nhân viên y tế công bỏ việc sang hệ thống y tế tư nhân là cách lý giải không thỏa đáng. Có  ý kiến cho rằng Công đoàn Y tế Việt Nam đang “đổ thừa” cho y tế tư nhân, bởi nếu chế độ đãi ngộ y tế công ngang bằng với y tế tư nhân thì sẽ không có hiện tượng nghỉ việc hàng loạt.

Theo thống kê của ngành y tế, tính đến ngày 30 Tháng Sáu 2022, có 3,756 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành xin thôi việc, bỏ việc. Trong số đó có 1,190 bác sĩ, 1,177 điều dưỡng, 267 kỹ thuật y và 1,126 viên chức y tế khác. Một số tỉnh, thành có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: Sài Gòn (874), Hà Nội (360), Đồng Nai (360), Bình Dương (166), An Giang (146), Đà Nẵng (127), Cần Thơ (111).

Đối với các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, đến ngày 30 Tháng Sáu, có 357 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, trong số đó có 115 bác sĩ, 117 điều dưỡng, 33 kỹ thuật y và 91 viên chức y tế khác.

Tính từ đầu năm 2021 và  sáu tháng đầu năm 2022 có tổng số 9,397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (trong đó có 8,620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành; 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: