Con gái của một ‘Dreamer’ trở thành nghị sĩ Quốc hội

Câu chuyện vượt dòng Rio Grande để tìm Giấc Mơ Mỹ của người mẹ đã truyền sức mạnh cho Delia trong suốt những năm tuổi thơ của cô ở Chicago
Nghị sĩ Quốc hội Delia Ramirez. Ảnh: Getty Images

Vào một buổi sáng trong lành đầu Tháng Mười Hai, dân biểu Delia Ramirez, 39 tuổi, người đắc cử vào Quốc hội, đại diện Khu vực 3, Illinois, đứng cách Điện Capitol chỉ vài bước chân. Sau lưng cô là nền trời xanh thẳm, nổi bật mái vòm màu trắng lấp lánh của một trong những toà nhà quyền lực nhất nước Mỹ.

Nghị sĩ Delia Ramirez tổ chức một cuộc họp báo mà cô mô tả là “RALLYING CRY” – cụm từ dùng để chỉ một nhóm đông người tụ tập để ủng hộ một vấn đề nào đó. Bên cạnh Delia là một số sinh viên năm nhất ngành lập pháp và Chủ tịch Nhóm Cấp tiến của Hạ viện (Congressional Progressive Causus) bà Pramia Jaapal, nghị sĩ Đảng Dân Chủ bang Washington.

Buổi “rallying cry” này nhằm thúc đẩy các thành viên Quốc hội thông qua một số đạo luật quan trọng trong khi Đảng Dân chủ vẫn kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ. Trong số đó, Đạo luật DREAM, sẽ mở ra con đường có thể trở thành công dân Mỹ hợp pháp cho khoảng hai triệu người nhập cư vào Mỹ khi còn nhỏ và không có giấy tờ.

Tiến sát đến gần chiếc microphone hơn, Delia như muốn chắc chắn tiếng nói của mình phải được nhiều người nghe rõ.

“Đã đến lúc chúng ta thực hiện điều đã hứa với những ‘Dreamers’của chúng ta” – Delia nói.

“Dreamers” là từ chỉ những di dân đến Mỹ với ước mơ có một cuộc đời mới, tự do và no đủ hơn. Nói cách khác, đó là những người mang “Giấc mơ Mỹ”.

“Điều này, rất có ý nghĩa với cá nhân của tôi,” Delia nói thêm.

Delia Ramirez là con của một “Dreamer”. Mẹ của cô đã mang thai khi bà từ thị trấn Guatemala ở quê nhà, vượt dòng Rio Grande để vào Mỹ. Bà đã làm nhiều công việc khác nhau với đồng lương ít ỏi, chiến đấu thoát khỏi cái nghèo khổ ở quê nhà, để thực hiện “giấc mơ Mỹ.” Sau đó, Delia được sinh ra ở tiểu bang Chicago.

Câu chuyện vượt dòng Rio Grande để tìm Giấc Mơ Mỹ của người mẹ đã truyền sức mạnh cho Delia trong suốt những năm tuổi thơ của cô ở Chicago. Đó là một bà mẹ phải tìm cách che giấu bào thai của mình trong lúc băng qua dòng nước mạnh. Bà đã suýt bị cuốn đi. Trong một khoảnh khắc, bà kêu lên trong tuyệt vọng: “Cứu! Cứu! Cứu tôi, cứu con gái tôi!”. Có một người đàn ông đã giúp đỡ mẹ của cô, nhưng sau ngày hôm đó, bà không bao giờ gặp lại ông ta được nữa.

Khi ở tuổi thanh niên, Delia phải vật lộn với chứng trầm cảm. Chính mẹ của cô đã cứu cô bằng cách thường nhắc lại một phần của quá khứ đó. Bà nói: “Mẹ gần như suýt chết để con được ra đời. Bây giờ mẹ phải chiến đấu để giữ cuộc sống cho con.”

Chính Delia Ramirez nói, cô không bao giờ tưởng tượng rằng cô gái trầm cảm năm xưa, nay đang điều hành một nơi trú ngụ cho người vô gia cư và các tổ chức phi lợi nhuận khác, trở thành một nhà lập pháp tiểu bang và nay là Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ.

“Tôi là vợ của một người có nhân thân là DACA. Tôi là con gái của những người nhập cư làm việc ở Guatemala. Tôi tận mắt chứng kiến những khó khăn và sợ hãi mà gia đình chúng tôi sống chung mỗi ngày. Chúng ta phải kết thúc điều này,” Delia nói với phóng viên, theo CNN.

Từ trái sang: Delia, Boris Hernandez và mẹ. Ảnh: Delia FB

Chồng của Nghị sĩ Delia Ramirez là Boris Hernandez – một DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals), chương trình che chở cho thành phần di dân bất hợp pháp, đến Mỹ khi còn nhỏ, được thiết lập thời của Tổng Thống Barrack Obama.

Boris Hernandez đến Mỹ lúc 14 tuổi, ở cùng thị trấn Guatemala với cha mẹ của Delia. Cô là bạn thân với anh họ của Boris. Họ gặp nhau đầu năm 2020 và cưới nhau vào Tháng Mười, 2020.

Trong nhiều năm, giống như hàng trăm nghìn trẻ em di dân khác, Boris Hernandez đã lớn lên ở Mỹ bằng chương trình DACA.

Cải tổ luật nhập cư là một vấn đề nói dễ hơn làm. Lịch sử các cuộc tranh cãi xuyên suốt mấy mươi năm về cải cách luật nhập cư ở Điện Capitol, qua bao đời tổng thống, từ Tổng Thống Jimmy Carter (1976), Ronald Reagan (1986), George H. W. Bush (1990), Bill Clinton (2006), George W. Bush (2007) và Barrack Obama (2014), đã cho thấy rất rõ ràng như thế.

Nhiều nhà lập pháp tuy hiện diện trong các cuộc tranh luận về luật nhập cư của các đời tổng thống nhưng họ không có sự ràng buộc trực tiếp nào đến vấn đề họ đang bảo vệ. Delia Ramirez thì không. Cô đã sống chung với nó từ ngày đầu tiên đến với thế giới này, đến này là 39 năm. Nên hơn ai hết, Delia nói, cho dù có bao nhiêu chướng ngại vật xuất hiện trên con đường trước mắt, cô vẫn không bỏ cuộc.

Nhiều năm qua, trong sự nghiệp chính trường, Delia đón nhận không ít sự chế giễu có mục đích của một số đối thủ chính trị của cô. Họ cố tình đề cập về xuất thân của cô để cáo buộc việc cô ủng hộ mở cửa biên giới, hoặc có những lời nói không đẹp về gia đình của cô trong các cuộc tranh luận ở Quốc hội, theo CNN. Tuy nhiên, Delia Ramirez coi câu chuyện của gia đình mình là sức mạnh giúp cô kết nối với cử tri và hiểu rõ hơn những vấn đề quan trọng đối với cử tri của mình.

“Tôi không cần phải né tránh sự thật rằng tôi xuất thân từ tầng lớp lao động và chồng tôi là người đang hưởng chương trình DACA. Tôi cũng không che giấu rằng tôi có sự lo lắng về chi trả tiền nhà. Đó là thực tế của rất nhiều người,” Delia nói, “và tôi muốn đàn ông, phụ nữ, già cũng như trẻ, nhìn thấy tôi và thấy ở đó hình ảnh chính họ hay con cháu của họ.”

Delia luôn nhớ rõ khi cô báo cho mẹ của mình hay về một dự luật tiểu bang do cô đề xuất được thông qua vào Tháng Ba năm 2019, đó là biện pháp mở rộng chương trình ngăn chặn tình trạng vô gia cư – từng là mối quan tâm hàng đầu của Delia khi cô là dân biểu Illinois. Mẹ của Delia đã nói:

“Hãy làm nhiều hơn, và đừng quên con đã đến từ đâu.”

Delia Ramirez đã mang “câu thần chú” đó cùng với ký ức của con gái của những người nhập cư làm nhiều công việc sinh tồn ở Chicago, để đến Washington, D.C,. Cô gái con của một “Dreamer” vượt dòng Rio Grande năm xưa nay đã trở thành nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, với hoài bão mang đến cuộc đời tốt đẹp hơn cho những thân phận di dân như nguồn gốc của bản thân mình.

Khi được hỏi “việc ưu tiên hàng đầu của cô khi trở thành thành viên Quốc hội là gì?”. Delia trả lời ngay không cần suy nghĩ: “Nhập cư và the Đạo luật Dream.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: