Phát hiện con cóc khổng lồ to nhất thế giới nặng 6 pound

Một con cóc mía. (minh họa: Ian Hitchcock/Getty Images)

Con cóc mía khổng lồ với trọng lượng lên tới 6 pound (2.7kg) được tìm thấy trong khuôn viên của vườn quốc gia Conway, Queensland, Australia.

Theo các nhân viên kiểm lâm, họ tìm thấy con vật cỡ lớn khi đang phát cây dọn đường. Nhân viên kiểm lâm Kylee Gray là người đầu tiên phát hiện ra con vật. Theo The Guadian.

“Kích thước của nó khiến chúng tôi hoàn toàn choáng váng. Đó là một con cái. Nó có chiều dài 5.9 inch. Nhưng sau khi chuyển vào bảo tàng Queensland, các chuyên gia sẽ thực hiện phép đo riêng”, Kylee nói.

Con cóc mía nặng 6 pound. (ảnh: Department of Environment and Science QLD)

Trước đó, một con cóc khổng lồ ở Thụy Điển từng thiết lập kỷ lục Guinness thế giới vào năm 1991 với trọng lượng 5.8 pound (2.65 kg).

Ban đầu, các nhân viên kiểm lâm đặt cho con vật cái tên “Toadzilla”. Người đại diện của Cơ quan môi trường và khoa học Queensland cho biết, ngay sau khi được phát hiện, con cóc bị tiêm trợ tử. Xác con vật được gửi tới bảo tàng Queensland phục vụ nghiên cứu.

Theo Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), cóc mía có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng du nhập vào Australia trong năm 1935.

Một con cóc mía nặng 329 gram bị bắt trong Toad Day Out 2010 tại Anderson Gardens vào ngày 28 Tháng Ba năm 2010 ở Townsville, Australia. Ngày tiêu hủy loài gây hại trong khu vực đã chứng kiến hơn 400 cư dân bắt và tiêu hủy một cách nhân đạo 362kg cóc mía, phần còn lại của chúng được gửi cho mục đích nghiên cứu hoặc phân loại. (ảnh: Ian Hitchcock/Getty Images)

Cóc chủ yếu ăn côn trùng sống, nhưng cũng tiêu thụ bất cứ thứ gì nuốt vào, bao gồm cả thức ăn của vật nuôi cũng như đồ bỏ đi trong nhà. Cóc mía có khả năng sống 15 năm trong tự nhiên. Cóc cái có khả năng đẻ tới 35,000 quả trứng một mùa. Với khả năng sinh sản vượt trội, chúng được xếp trong nhóm xâm lấn, đe dọa hệ sinh thái bản địa của Australia. Bản thân cóc mía có độc nên những động vật bản xứ hay vật nuôi có thể chết nếu ăn hoặc liếm chúng.

Toad Day Out 2010 tại Anderson Gardens vào ngày 28 Tháng Ba năm 2010 ở Townsville, Australia. (ảnh: Ian Hitchcock/Getty Images)

Hàng năm ở Australia có ngày hội Toad Day Out để bắt cóc mía, đó cũng là ngày tiêu hủy loại gây hại này. Tại quốc gia này, ước tính có khoảng 200 triệu con cóc mía.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: