Một lần nữa, tám địa phương bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

Thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc luôn là thị trường được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn nhất – Ảnh: Dân Việt

Ngày 10 Tháng Ba, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết bên đối tác Hàn Quốc đã quyết định tiếp tục tạm dừng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 đối với 8 huyện, thị xã, thành phố của 4 tỉnh.

Lý do họ đưa ra là những nơi này không giảm được tỷ lệ lao động trốn ở lại đất nước của họ.

Các địa phương bị tạm dừng gồm: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); thành phố Chí Linh (Hải Dương); thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).

Theo số liệu bên Hàn Quốc cung cấp, những địa phương kể trên có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hơn 70 người, và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn hơn 27%.

Trước nguy cơ đổ bể hợp đồng cung cấp công nhân cho đối tác Hàn Quốc, Bộ LĐTBXH chỉ còn một cách là “năn nỉ” UBND cấp tỉnh “làm công tác tư tưởng”, xin người lao động hãy về nước đúng thời hạn như đã thỏa thuận. Đồng thời Bộ cũng vận động gia đình có người đang cư trú bất hợp pháp, khuyên họ hãy sớm về nước, nếu không sẽ bị phạt.

Nhiều lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn làm lao động bất hợp pháp. (Một lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc) – Ảnh: Dân Việt

Tình hình người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc rồi trốn ở lại đã xảy ra từ nhiều năm trước. Có một thời gian nạn này tạm lắng xuống, nhưng hiện nay lại có vẻ bùng phát trở lại. Những người lao động chọn con đường ở lại Hàn Quốc, chấp nhận làm việc chui để lo cho gia đình trong nước chỉ có một lý do duy nhất, đó là kinh tế.

Từ một cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà, làm công nhân cực khổ những chỉ nhận được năm, bảy triệu đồng một tháng. Gia đình cố gắng vay nợ, lo cho họ một suất lao động để “đổi đời”, thì làm sao họ có thể về khi chưa thực hiện được ước mơ “đổi đời” đó.

Trước đây, một lãnh đạo của Bộ LĐTBXH phải thừa nhận rằng, những người đi xuất khẩu lao động tìm mọi cách ở lại và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng, do chênh lệch thu nhập giữa trong nước và nước ngoài quá lớn, có thể lên đến 10 lần, hoặc cao hơn nữa.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: