‘Liên kết ma quỷ’ giữa SCB và Manulife tiếp tục bị nạn nhân gởi đơn tố cáo

Nhiều người dân tìm tới cơ quan công an để tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ – Ảnh: Tuổi Trẻ

Chiều 18 Tháng Tư, Công an TP.HCM cho biết đã nhận được 34 hồ sơ tố cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) liên kết với Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam lừa gạt họ trong những hợp đồng gởi tiền tiết kiệm.

Con số nạn nhân chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng trong vài ngày tới.

Trước đó, đã có nhiều nạn nhân gởi đơn đến Bộ Tài chính, và Bộ Công an tố cáo đích danh SCB và Manulife.

Nạn nhân của sự liên kết ma quỷ này cho biết họ bị dẫn dắt theo một kịch bản khi đến ngân hàng SCB mở trương mục tiết kiệm. Lúc đầu, họ được chuyên viên ngân hàng SCB tư vấn đầu tư vào gói “Tâm an đầu tư”, với cam kết sẽ sinh lợi nhuận cao.

Thực chất. gói đầu tư “Tâm an” là của Manulife chứ không phải của SCB. Chuyên viên tư vấn ngân hàng SCB đã lập lờ biến tiền tiết kiệm thành hợp đồng bảo hiểm Manulife.

Khách hàng viết đơn tố cáo bị “hô biến” từ tiền gửi tiết kiệm sang bảo hiểm nhân thọ – Ảnh: Tuổi Trẻ

Cô Tuyết Nhi, con gái bà Hồ Ngũ Muội (quận Tân Bình) chia sẻ với báo Tuổi Trẻ:

“Mẹ tôi năm nay đã 72 tuổi. Đó là khoản tiền tiết kiệm nhiều năm trời, mẹ sống chắt chiu từng đồng, không dám mua đồ mới, xài đồ cũ. Số tiền đó để chữa bệnh tim cho mẹ, điều trị ung thư cho ba. Nếu được tư vấn rõ ràng, gia đình tôi không bao giờ mua bảo hiểm nhân thọ với mức phí cao như vậy. Chúng tôi thật sự rất sốc, hoang mang, bất an”.

Tổng số tiền bà Muội đã đóng là hơn 320 triệu đồng. Do bà đã lớn tuổi nên người được bảo hiểm là con gái bà.

Nhiều người mang bằng chứng là giấy xác thực chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm mà họ khẳng định bị giả mạo đến Manulife để đòi tiền, nhưng công ty bảo hiểm này chỉ tiếp nhận và… ngó lơ? – Ảnh: Dân Trí

Chị Thủy (huyện Bình Chánh), bất bình khi biết mình bị lừa cũng gởi đơn tố cáo, cho biết:

“Nếu biết bảo hiểm nhân thọ thì tôi không bao giờ tham gia. Tôi bị tư vấn đây là sản phẩm tiết kiệm đầu tư hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, lãi suất cao, được tặng gói bảo hiểm cho nhà đầu tư”.

Trước đó, chị Thúy đã khiếu nại với công ty bảo hiểm Manulife, khẳng định bị giả chữ ký trên giấy xác nhận bàn giao hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu được giám định chữ ký.

Sau đó phía Manulife báo khách hàng phải tự đi giám định. Chị đồng ý, nhưng đề nghị phải được cung cấp giấy tờ gốc, song bên công ty bảo hiểm từ chối yêu cầu này.

Mặc dù làm nội trợ, lâu lâu nhận may vá tại nhà, nhưng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại ghi chị làm chủ kinh doanh hải sản với thu nhập tới 100 triệu đồng/tháng.

Hai giấy xác nhận chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm là giả mạo – Ảnh: Dân TríChị Thúy đã đóng tổng cộng hơn 700 triệu đồng vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (gồm hơn 200 triệu đồng phần bảo vệ và 500 triệu đồng phần đầu tư). Riêng phần đầu tư, chị vừa làm thủ tục rút ra và bị lỗ hơn 100 triệu đồng.

Theo điều tra của báo Dân Trí, nhiều nạn nhân khẳng định trong hợp đồng bảo hiểm, có tới 3/4 chữ ký là giả mạo. Nạn nhân chỉ ký vào một tờ yêu cầu bảo hiểm do bị lừa để hoàn tất thủ tục gói tiết kiệm và được tặng kèm bảo hiểm thì phải ký vào đơn yêu cầu bảo hiểm.

Loại kinh doanh mập mờ cố ý lừa gạt khách hàng của các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã xảy ra từ hơn 10 năm nay. Vụ lừa đảo này chỉ “nóng” lên khi nạn nhân của SCB gởi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ sự việc.

Nhiều khách hàng đã đến SCB, Manulife nhưng đều được trả lời loanh quanh, buộc họ phải làm đơn tố giác, đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, để có thể đòi lại tiền của mình. Hiện cơ quan chức năng đã chuyển đơn tố giác của người dân liên quan đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) để điều tra theo thẩm quyền.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: