Mãi mãi tuổi 21

Nỗi ám ảnh của mọi thời
Minh họa: darius-bashar-unsplash

Từ uống vàng đến tiêm hormone, con người đã tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu ở một số cách không tưởng!

Một nghiên cứu cố giải thích lý do tại sao lông chuột lại chuyển sang màu xám khi về già đã gây chú ý trên quy mô toàn cầu vào tháng trước. Không phải vì những sinh vật nhỏ bé này đang rất cần được trẻ hoá; nhưng việc biết được “tại sao chuyển sang màu xám” ở chuột có thể dẫn đến cách chữa trị cho những mảng màu xám ở người.

Hình như ai cũng nuôi giấc mơ trẻ mãi không già. Chúng ta lưu giữ những kỷ niệm tuổi trẻ, tìm lại hoặc chỉ để nhớ về nó. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng, tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu và cuộc sống bất tử là sự kiêu ngạo mà hậu quả là sẽ bị các vị thần trừng phạt. Nữ thần bình minh Eos đã yêu cầu thần Zeus làm cho Tithonus, người yêu của cô bất tử. Ông ban cho cô điều ước, nhưng không hoàn toàn như cách cô mong đợi: Tithonus bất tử nhưng trở thành tù nhân của chứng mất trí nhớ và suy nhược.

Minh họa: emma-peneder-unsplash

Người Ai Cập tin một người có thể đạt được cuộc sống vĩnh cửu; nhưng điều kiện “cần có” là anh ta phải… chết trước đã! Sau đó, để tái sinh một linh hồn, phải thực hiện đầy đủ mọi câu thần chú, nghi lễ và bài tập được nêu trong “Cuốn sách của Người chết” (Book of the Dead). Nếu không cái chết sẽ vĩnh viễn.

Vì việc cầu xin các vị thần hay “chết trước đã” là những cách không ai muốn làm để chống lại sự lão hóa, nên những người sống trong thế giới cổ đại thường tìm đến các loại kem dưỡng da và thuốc mà họ tin sẽ mang lại ít nhất là vẻ ngoài trẻ trung vĩnh cửu. Hầu hết các giải pháp chống lão hóa đều vô hại. Các công thức làm mờ nếp nhăn của người La Mã sử dụng rất nhiều nguyên liệu từ sữa lừa, mỡ thiên nga, bột đậu đến nhũ hương và nhựa thơm.

Minh họa: engin-akyurt-unsplash

Nhưng các loại thuốc trường sinh thời cổ đại thường chứa các chất “ma thuật” có độc tính cao. Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, được cho là chết vì ngộ độc thủy ngân sau khi uống thuốc “trường sinh bất tử”. Nghịch lý, thất bại của ông sau đó vẫn được lặp lại thay vì xa lánh! Trong triều đại nhà Đường, từ năm 618 đến 907, có đến sáu vị hoàng đế bị chết bởi những thứ pha chế độc hại do các nhà giả kim thuật trong triều đình tạo ra để kéo dài tuổi trẻ!

Ngay cả những dụng cụ làm đẹp không gây chết người cũng có thể nguy hiểm. Ở Pháp thế kỷ 16, Diane de Poitiers, ái nữ của vua Henri II, nổi tiếng vì trông bằng tuổi người tình dù kém ông ta 20 tuổi cho biết bí quyết là tập thể dục thường xuyên và uống rượu vừa phải. Nhưng một nghiên cứu hài cốt của Diane được công bố năm 2009 cho thấy tóc của bà chứa hàm lượng vàng cực cao, có thể do uống hàng ngày một ngụm chứa vàng clorua, diethyl ether và thủy ngân.

Sự kết hợp độc hại này đã tàn phá các cơ quan nội tạng và khiến bà trắng bệch như thây ma! Đến thế kỷ 19, thuốc trường sinh, suối nguồn tươi trẻ và những thứ ma thuật vô nghĩa khác bị thay thế bằng những loại thuốc dân gian lang băm. Năm 1889, một bác sĩ người Pháp tên Charles Brown-Sequard bắt đầu cấy ghép một số thứ từ động vật sau khi ông tuyên bố “trẻ ra rõ ràng và ngoạn mục” khi tiêm cho mình một loại huyết thanh có chứa dịch tinh dịch của chó.

Minh họa: leohoho-unsplash

Cái gọi là phương pháp trẻ hóa này hứa hẹn sẽ khôi phục lại vẻ ngoài trẻ trung và sự sung mãn tình dục cho nam giới được sử dụng một thời gian dài cho đến khi nó không còn được ưa chuộng trong thập niên 1930. Những tiến bộ trong phẫu thuật thẩm mỹ sau Đại chiến Thế giới Lần thứ nhất có nghĩa là mọi người có thể bỏ qua các liệu pháp trẻ hóa nhàm chán, mất thời gian, nguy hiểm và ngay lập tức có được vẻ ngoài trẻ trung hơn bằng dao mổ.

Không có gì đáng ngạc nhiên, ở Mỹ, quốc gia mà người dẫn chương trình Don Lemon gọi một phụ nữ 51 tuổi là “đã qua thời kỳ đỉnh cao”, phụ nữ chiếm đến 85% số ca căng da mặt được thực hiện vào năm 2019. Đối với nam giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhìn già đến mức không thể sửa được ngoài một chiếc Lamborghini để có thể kiếm một người tình 21 tuổi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: