Sống chậm

Sống chậm là việc thay đổi suy nghĩ của bạn và áp dụng một cách sống có chủ ý và có ý thức hơn. (minh họa: Marek Rucinski/Unsplash)
Mindfulness
Mindfulness
Sống chậm
Loading
/

Giữa vòng xoáy của sự thay đổi liên tục, sống chậm mang đến một góc nhìn mới mẻ – một cơ hội để tìm thấy sự cân bằng, yên tĩnh và mục đích.

Trong một thế giới có nhịp độ nhanh ngày nay, nơi mọi thứ dường như di chuyển với tốc độ chóng mặt, điều cần thiết để bắt kịp và cân bằng cuộc sống là phải tạm dừng, hít một hơi và nắm lấy vẻ đẹp của việc sống chậm.

Hãy cùng nhau khám phá định nghĩa, lý do và làm thế nào để sống chậm.

Thế giới thay đổi liên tục
Trong thời đại của những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và những giải trí tức thì, thật dễ dàng để bị cuốn vào sự điên cuồng của một cuộc sống có nhịp độ nhanh. Thế giới xung quanh chúng ta phát triển với tốc độ siêu tốc, khiến ai nấy đều khao khát có được một khoảng thời gian để nghỉ ngơi.

Thừa nhận nhịp độ nhanh của môi trường xung quanh là bước đầu tiên để hiểu giá trị của việc chấp nhận tốc độ chậm hơn.

Bản chất của việc sống chậm
Sống chậm là việc thay đổi suy nghĩ của bạn và áp dụng một cách sống có chủ ý và có ý thức hơn, tận hưởng khoảnh khắc trong hiện tại và hoàn toàn đặt tâm trí vào những gì mà mình đang làm.

Việc này còn mang một định nghĩa là có chủ ý về cách mà bạn sử dụng thời gian, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng và tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản mà cuộc sống mang lại.

Lợi ích của việc sống chậm
Sống chậm mang lại vô số lợi ích giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của mỗi người.

Những lợi ích phải kể đến bao gồm việc giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn với những người xung quanh và trau dồi sự đánh giá cao hơn cho thời điểm hiện tại.

Bằng cách sống chậm lại, bạn sẽ đạt được sự rõ ràng, thúc đẩy sự sáng tạo và trải nghiệm cảm giác viên mãn hơn trong cuộc sống của mình.

Kết hợp việc sống chậm với một cuộc sống có nhịp độ nhanh
Việc sống chậm không đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tách rời với thế giới có nhịp độ nhanh mà mình đang sống.

Đây là về việc tìm kiếm sự hài hòa giữa hai điều này và việc kết hợp các thói quen sống chậm vào thói quen hàng ngày của bạn.

Thiết lập các ranh giới, ưu tiên cho việc chăm sóc bản thân, hạn chế sử dụng các phương tiện công nghệ hoặc siêng năng thực hành chánh niệm.

Thiền hoặc chánh niệm đóng một phần giúp bạn giải tỏa tâm trí và đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. (minh họa: Hristin Satalova/Unsplash)

Nói một cách chi tiết hơn:

-Tránh kiểm tra email công việc trong thời gian dành cho gia đình mình.

-Chỉ định một khoảng thời gian cụ thể cho những sở thích cá nhân và đừng để những việc khác làm gián đoạn.

-Dành thời gian để tập thể dục, thiền, đọc sách hoặc tham gia vào các hoạt động mang lại cho bạn niềm vui và sức khỏe.

-Thiết lập quy tắc “không xài điện thoại khi đang ăn tối” hoặc tạo các khu vực không có công nghệ trong phòng ngủ của bạn để ngủ đủ giấc và thư giãn hơn.

-Dành thời gian nghỉ giải lao để lấy lại hơi thở. Hít vào và thở ra thật sâu, thật chậm.

-Tham gia vào việc ăn uống có chánh niệm bằng cách thưởng thức từng miếng ăn một.

-Đánh giá cao vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc môi trường xung quanh bạn.

Bằng cách áp dụng những việc làm này, bạn sẽ bình tĩnh hơn trong mọi việc và có một mục đích rõ ràng trong cuộc sống gấp gáp ngày nay.

Trong một thế giới chuyển động với tốc độ nhanh không tưởng, việc áp dụng lối sống chậm là liều thuốc giải độc hiệu quả cho sự hỗn loạn và những đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người để tìm thấy sự bình yên, ý nghĩa và sự viên mãn giữa những cơn bão của cuộc đời.

Vì vậy, hãy đi thật chậm, hít thở và cho phép mình sống chậm lại giữa dòng đời vội vã. Nắm bắt vẻ đẹp của việc tận hưởng những khoảnh khắc, tìm kiếm sự cân bằng và nuôi dưỡng hạnh phúc của bản thân mình.

Đã đến lúc khám phá lại vẻ đẹp của sự tồn tại một cách chậm rãi và nắm lấy mục đích của cuộc đời mình!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: