Những mối đe dọa mới đối với ngân sách gia đình Mỹ

Cuộc đình công cù nhằng của Nghiệp đoàn công nhân xe hơi (UAW) đang gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Mỹ (ảnh: Bill Pugliano/Getty Images)

Sự thiếu hụt nguồn tiền liên bang cùng với cuộc đình công của công nhân xe hơi mở rộng (chưa biết bao giờ mối kết thúc), việc tái thanh toán nợ vay sinh viên, cũng như vấn đề giá xăng tăng cao đã đặt ra những mối đe dọa mới đối với ngân sách hộ gia đình Mỹ.

Những tiềm ẩn rủi ro phía trước

Việc chính phủ liên bang có thể sắp đóng cửa đã đặt ra mối đe dọa mới đối với những người mà ngân sách gia đình đang phải đối mặt với nhiều áp lực khi các khoản tiết kiệm trong đại dịch dần cạn kiệt. Dù bản thân những cú sốc này không đủ để nhấn chìm nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng các nhà kinh tế cho rằng một loạt tác động (từ cuộc đình công đang diễn ra của công nhân xe hơi đến lãi suất vay tăng và giảm tài trợ chăm sóc trẻ em) chắc chắn sẽ tấn công ngân sách của mỗi gia đình vào thời điểm nhiều nguồn thu đang biến mất.

Giới quan sát dự báo tăng trưởng sẽ giảm đáng kể trong ba tháng cuối năm do hàng loạt thách thức làm giảm chi tiêu của cả các hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế cho đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã vượt xa kỳ vọng, với việc người Mỹ chi nhiều tiền mua xe hơi, đi nghỉ ngoài nước và xem các buổi hòa nhạc đắt tiền suốt mùa hè dài. Các khoản chi tiêu này chiếm 2/3 nền kinh tế đã giúp thúc đẩy tăng trưởng và đưa đất nước thoát khỏi cuộc suy thoái tưởng sẽ đến.

Nhưng các chuyên gia, gồm cả người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn cảnh báo về làn sóng bất ổn mới có thể khiến người tiêu dùng chi tiêu thận trọng hơn dù thị trường việc làm vẫn sung mãn. Ngày 21 Tháng Chín, Chủ tịch Fed Jerome H. Powell nhận định trong một cuộc họp báo: “Cuối cùng, chúng ta đã bước vào giai đoạn nền kinh tế được tiếp một động lực đáng kể. Đó là những gì chúng tôi phải tính đến cho các bước đi tiếp theo. Nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ở phía trước”.

Theo các nhà kinh tế tại Goldman Sachs, tác động “nhân ba” của nợ sinh viên sắp trả, đóng cửa chính phủ và đình công có thể làm giảm hơn 1% mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trong Quý IV, dù thiệt hại sẽ lớn hơn nếu chính phủ phải đóng cửa lâu hoặc hoạt động sản xuất xe hơi ngưng trệ kéo dài.

Cứ mỗi tuần chính phủ đóng cửa, mức tăng GDP sẽ giảm 0.2% hàng năm (phần lớn là do chi tiêu liên bang giảm kéo theo doanh thu giảm ở các doanh nghiệp). Theo Anderson Economic Group trụ sở tại East Lansing, Michigan, chỉ trong tuần đầu tiên, cuộc đình công của nghiệp đoàn xe hơi United Auto Workers (UAW) đã gây thiệt hại cho nền kinh tế hơn $1.6 tỷ (trong đó có $100 triệu tiền lương không được đưa vào nền kinh tế và hơn $500 triệu thiệt hại cho công ty).

Các chuyên gia dự tính cuộc đình công có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng nếu các lãnh đạo nghiệp đoàn chưa thể đàm phán xong thoả thuận về hợp đồng tăng lương mới với General Motors, Ford và Stellantis. Ngày 23 Tháng Chín, UAW thông báo đang mở rộng cuộc đình công từ ba nhà máy lên 38 nhà máy tại 20 tiểu bang.

Theo ước tính từ Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY-Parthenon, nếu chính phủ phải đóng cửa, nền kinh tế có thể thiệt hại $6 tỷ mỗi tuần (phần lớn do nhân viên liên bang chưa có lương để chi tiêu và chính phủ tạm ngưng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ). Dù một số tổn thất đó sẽ được bù đắp sau khi chính phủ mở cửa trở lại (nhân viên được trả lại lương) nhưng có khả năng ảnh hưởng sẽ kéo dài sau khi thời gian đóng cửa kết thúc.

Ảnh hưởng đến từng hộ gia đình

Trên khắp nước Mỹ, ngân sách hộ gia đình đang bị áp lực bởi giá hàng tạp hóa tăng, giá xăng và nhà ở cũng tăng. Lạm phát đã giảm đáng kể so với mức cao 9.1% vào mùa hè năm ngoái, nhưng giảm không nhanh và mạnh như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách. Mức tăng giá chung trong hai tháng qua đã từ 3% trong Tháng Sáu lên 3,7% trong Tháng Tám.

Dù người Mỹ tiết kiệm được số tiền đáng kể $2.1 nghìn tỷ trong đại dịch nhưng theo Fed số tiền đó dự kiến ​​sẽ cạn kiệt vào cuối tháng này. Hệ quả là căng thẳng chi tiêu sẽ tăng thêm. Tại Farmers Restaurant Group (chuỗi nhà hàng ăn uống có sáu cơ sở nằm trong và ngoài Washington, DC như quán cà phê Founder Farmers nổi tiếng ở trung tâm thành phố) các giám đốc điều hành nhận thấy nhu cầu đang chậm lại.

Theo người đồng sáng lập Dan Simons, trong lần đóng cửa gần đây nhất vào năm 2018, doanh số bán hàng của mỗi nhà hàng Farmers Restaurant Group đã giảm tới 17%. “Đóng cửa chính phủ là thứ cuối cùng chúng tôi muốn nhìn thấy lúc này. Người lao động tự hỏi ‘điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không còn đủ giờ làm’ và điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thể kiếm đủ tiền để thanh toán các hóa đơn gửi đến? Khi ai đó không đi ăn tối vì họ chưa được trả tiền lương cũng có nghĩa là tôi sẽ mất một khoản thu không thể bù đắp”.

Tuy nhiên, người Mỹ đang phấn khích bởi một thị trường lao động mạnh mẽ giúp nhiều người có thể tiếp tục chi tiêu. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.8%, gần mức thấp lịch sử và mức tăng lương cuối cùng đã vượt xa lạm phát. Nhưng cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại:

Nhiều người đang phải gánh thêm nợ để trang trải các chi phí cơ bản. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay mua xe hơi và thẻ tín dụng cũng tăng. Fed đã tăng lãi suất 11 lần kể từ năm ngoái với hy vọng sẽ làm chậm nền kinh tế đủ để kiềm chế lạm phát.

Đối với nhiều người, cuộc tranh cãi ở Washington giữa các nhà lập pháp về ngân sách của chính phủ cho năm tài chính tiếp theo gợi nhớ đến cuộc chiến trần nợ vào mùa xuân này. Một cuộc khủng hoảng được ngăn chặn trong gang tấc nhờ một thỏa thuận vào đầu Tháng Sáu, chỉ vài ngày trước khi chính phủ sắp cạn tiền để thanh toán các hóa đơn. Nhưng, dù điều tồi tệ nhất đã không xảy ra, nhiều chủ doanh nghiệp, nhân viên liên bang và người nhận An sinh xã hội cho biết sự bất ổn về tài chính của họ đã để lại tổn thất lâu dài.

Khi hạ mức xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ lần đầu tiên, Fitch Ratings nêu lý do: “Các bế tắc chính trị liên tục về giới hạn nợ và ‘các thoả thuận giờ chót’ đã làm xói mòn niềm tin vào quản lý tài chính”. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu lo lắng về việc chính phủ phải đóng cửa. Sự suy giảm niềm tin vào tranh cãi nội bộ của chính trị Mỹ đã tác động nặng nề đối với các doanh nghiệp nhỏ – dẫn lại từ The Washington Post.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: