Với khả năng tiếp cận luồng thông tin trực tuyến dường như vô tận, một số nam giới Gen Z đang dựa vào mạng xã hội để xin lời khuyên về sức khỏe.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Cleveland Clinic, cứ ba nam thanh niên thuộc Gen Z ở Mỹ thì có một người tìm đến mạng xã hội để hỏi thông tin về sức khỏe. Cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của 1,000 anh trai từ 18 tuổi trở lên trong độ tuổi Gen Z trong suốt mùa hè và so sánh các mối quan tâm về sức khỏe của nam giới Hoa Kỳ với các thế hệ khác nhau.
Theo Cleveland Clinic, mặc dù tất cả các thế hệ đều đồng ý rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nguồn thông tin và lời khuyên về sức khỏe hàng đầu, nhưng việc sử dụng các nguồn khác lại khác nhau tùy theo độ tuổi. Trong số tất cả các thế hệ, nam giới Gen Z tìm đến mạng xã hội nhiều nhất.
Các chuyên gia đã trả lời phỏng vấn CNBC Make It cho biết tầm quan trọng của việc kiểm tra thông tin về sức khỏe trực tuyến.
Bác Sĩ Seema Yasmin, tác giả của “What The Fact?!: Finding the Truth in All the Noise” – một hướng dẫn về hiểu biết truyền thông, chia sẻ: “Thông thường, nhiều người dễ tin vào thông tin sai lệch đến nỗi họ thậm chí không dành một giây để thực hiện một số kiểm tra cơ bản này.”
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một bài đăng trực tuyến đang chia sẻ thông tin y tế sai lệch, theo Yasmin và Deen Freelon, giáo sư tại Trường Truyền Thông Annenberg thuộc University of Pennsylvania.
Nghe và tin như sấm: Đặt câu hỏi về tính chính xác của các phương pháp chữa bệnh và được trả lời: chữa khỏi, hiệu quả 100% và bảo đảm.
Đánh vào cảm xúc của bạn: Các bài đăng thông tin y tế gợi ra phản ứng cảm xúc được thiết kế theo cách đó để khiến nhiều cá nhân dễ tin vào lời nói dối, và chia sẻ những điều đó với người khác. Những thông tin sai lệch thường được thiết kế để gây ra phản ứng.
Việc bán một phương pháp chữa bệnh mà bạn chưa từng nghe đến, không được khoa học chứng minh: Nếu tình cờ thấy một bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo một phương pháp chữa bệnh, Freelon khuyên mọi người nên đặt nghi ngờ về độ tin cậy và kiểm tra kỹ xem bài đăng đó có được chia sẻ bởi một tổ chức y tế có uy tín hay không.
Có vẻ như là bịa đặt: Nếu nó “có vẻ hơi vô lý hoặc nghe như khoa học viễn tưởng,” thì hãy xem như một dấu hiệu cảnh báo. Mọi thứ bắt đầu trở nên vô lý khi bạn đặt ra ngay cả những câu hỏi cơ bản nhất.
Yasmin và Freelon khuyên mọi người nên luôn xác định nguồn thông tin sức khỏe tìm thấy trực tuyến. Sẽ không có gì phải nghi ngờ, nếu bạn tìm kiếm các nguồn tin tức về sức khỏe đáng tin cậy như CDC hoặc các tổ chức y tế khác của chính phủ.