‘Tứ nhân bang’ đã thành, nhưng ai sẽ trụ?

(Facebook)

Việc ông Lương Cường, người được coi là thuộc phe quân đội Việt Nam, vừa vào chức chủ tịch đã làm cho “mặt bằng” của Ba Đình có những ổn định tương đối. Giới ngoại giao và làm ăn với Việt Nam tạm thở phào với những bất định trong lãnh đạo từ cuối năm 2023 cho đến nay, còn quan chức thừa hành trong nước len lét nhìn, quay về công việc của mình trong lúc đóng băng tinh thần, chờ xem cuối cùng ai sẽ nắm quyền.

Như vậy, về hình thức, tứ trụ chia sẻ quyền lực ở Ba Đình đã hình thành. Phe nào cũng có ghế, quyền lực có vẻ được chia đều, và mọi thứ lại được chia phần theo quy trình. Nhưng thật sự, tình hình lãnh đạo cấp cao của CSVN có thật sự ổn định không? Quyền lực cá nhân được “nhốt vào lồng” – nói theo lời của ông Nguyễn Phú Trọng, hay chưa?

Những người bàn tán thời sự ở Việt Nam và quan sát lâu những chuyển biến chính trị ở Ba Đình vẫn cảm thấy có cái gì đó không bình thường, và sẽ còn những cuộc chính biến nữa, sang đầu năm sau.

Cần nhớ lại, ông Lương Cường, cựu chính ủy quân đội Việt Nam, để lên được chức chủ tịch nước đã vội vã bay sang chầu Tập Cận Bình để tìm một cơ hội chống lưng, nhân lúc Tô Lâm rảo bước ở phương Tây. Không phải là quyết định bàn thảo theo quy trình trong nội bộ, mà là những ý kiến thầm lặng, cậy nhờ sự yểm trợ của Trung Quốc, cho thấy quyền lực của Tô Lâm thật sự rất lớn.

Có nguồn tin tiết lộ, Tổng Thư Ký Quốc Hội Bùi Văn Cường vừa mất chức, chuẩn bị kỷ luật, chẳng qua là ông Cường nhanh nhẩu chọn phe, và thông báo sớm việc bầu chủ tịch nước, qua mặt chuyện xin ý kiến ông Lâm. Điều này dẫn đến việc ông Lâm mở hồ sơ cá nhân của Bùi Văn Cường, và chuyện Cường dính líu đến ăn chia, nhận hối lộ, tham nhũng với Tập đoàn Thuận An, trong việc đấu thầu xây dựng ở Đắk Lắk bị khui ra. Việc Cường bị đẩy khỏi con đường quan lộ đang mở rộng, là một lời cảnh cáo của ông Lâm về tất cả những ai đang muốn chống lại ông ta, mà hồ sơ bê bối cá nhân của tất cả các quan chức cộng sản hiện nay là kho tàng sức mạnh của Tô Lâm.

Lương Cường được cho là đang mở rộng quan hệ và sức mạnh của mình, ngay sau khi ngồi vào ghế chủ tịch. Người ta dự đoán nhân vật mà ông Cường sẽ phải liên kết chặt chẽ đó là Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Và chỉ cần chủ tịch quốc hội là một người nghe-bảo-dạ-vâng, không dám theo ai thì đã thấy quyền lực nghiêng về phía Lương Cường quá rõ.

Nhưng khi những nhà bình luận thời sự nhìn thấy sự kiện này thì ông Lâm cũng thấy. Cho nên ngày 28 Tháng Mười, ông Lâm gấp rút cử Lương Tam Quang sang Berlin để bàn về chuyện xin dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh nhàn về nước chịu tội, cũng đồng thời là để hạ bệ ông Phạm Minh Chính. Nếu không hạ bệ được ông Chính, thì con bài thủ tướng dễ ngã sang phe đối địch, đã vô tác dụng và bị treo ở đó cho đến khi nào Lâm “mở hồ sơ.”

Sự lạnh nhạt thấy rõ, khi bộ trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang Đức, bà Nancy Faeser từ chối tiếp người đồng nhiệm ở Việt Nam, và cử Thứ Trưởng Hans-Georg Engelke đứng ra tiếp. Tin rò rỉ từ cuộc hội đàm này cho biết, công an Việt Nam mở lời muốn dùng Trịnh Xuân Thanh để trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, và dẫn độ bà ta về nước để ra tòa xét xử. Giờ chót: phía Đức từ chối, và nhắc lại vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức là một “sự kiện không thể chấp nhận được.”

Ngày thường các con tin ẩn danh cho biết rằng, mối quan hệ “Phạm Minh Chính – Tô Lâm” đã  không cơm lành canh ngọt. Đã có một chuyến đi ở Hoa Kỳ mà ông Chính lên phát biểu trước quan khách, thì ông Lâm bỏ ra ngoài với thái độ hết sức khinh thường.

Vấn đề tứ trụ của Việt Nam hôm nay đang nhìn nhau mà lòng thì không thuận, và đang chờ cơ hội để lật ghế của nhau. Nơi nắm giữ cỗ máy sát toàn đảng CSVN lúc này là Tô Lâm, bởi ông ta đang có tất cả hồ sơ của những người mắc sai phạm có thể bị kỷ luật – mà trong thời đại chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ, lòng tham cũng lớn tương tự ở mỗi quan chức.

Chỉ có thể triệt hạ Tô Lâm, thì những quan chức cộng sản đang nhúng chàm mới yên tâm. Nhưng triệt hạ bằng cách nào, đó là câu chuyện của thời gian và những bài tính ngày đêm trong nội bộ hậu cung Ba Đình. Còn nếu không triệt hạ được Tô Lâm thì Đảng CSVN sẽ cố gắng duy trì sự ổn định giả tạo trong một thời gian nữa.

Nhưng chắc chắn Bắc Kinh người đang chống lưng cho Lương Cường sẽ không thích sự ổn định giả tạo này, bởi tình hình biển Đông và địa chính trị trên toàn thế giới đang mỗi ngày càng thay đổi và Bắc Kinh muốn có một đàn em thực sự tin cậy chứ không thể ngả nghiêng cây tre bất cứ lúc nào.

Còn với giới tư bản Mỹ hay Âu châu đang làm ăn với Việt Nam và đang muốn thắt chặt quan hệ, cũng không muốn sự ổn định giả tạo này kéo dài, vì bởi sự bất đồng giữ các lãnh đạo cấp cao trong nội bộ sẽ kìm giữ nhau trong việc bắt tay làm ăn với thế giới, và đánh hạ các dự án của nhau.

Điều đó có nghĩa rằng bàn cờ của Ba Đình sẽ phải có một bước đi mới, dù hỗn loạn trong giai đoạn, để làm rõ rằng trong “tứ nhân bang” của CSVN, ai sẽ trụ lại, quyền lực cuối cùng quy về đâu, lúc đó mới có thể xác định rằng mọi thứ sẽ về đâu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: