Cuộc chiến quyền lực trong chính trường Việt Nam tiếp tục có những diễn biến mới. Đầu tháng 11 vừa qua, Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2) đã thay người đứng đầu. Trung tướng Trần Công Chính được bổ nhiệm thay thế Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, người đã giữ chức Tổng cục trưởng hơn 10 năm. Việc bổ nhiệm này được cho là do Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.
Việc thay thế một vị trí trọng yếu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực giữa các phe phái trong quân đội vào thời điểm này được xem là khá bất thường. Thông thường, những thay đổi đột ngột như vậy chỉ xảy ra khi có đấu đá nội bộ dẫn đến việc loại bỏ đối thủ. Vì thế, sự việc “thay ngựa giữa dòng” đặc biệt thu hút thu hút sự chú ý của dư luận. Nhất là khi sự kiện này diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang thất bại trong nỗ lực dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ Đức về nước.
Kể từ khi lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư, đồng thời là Bí thư Quân Ủy Trung Ương, ông Tô Lâm đã thể hiện rõ ý định muốn đối đầu với Thủ tướng Phạm Minh Chính, bắt đầu từ vụ án AIC. Ông đã sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả việc tìm cách bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về quy án và loại bỏ Trung tướng Phạm Ngọc Hùng khỏi Tổng cục 2 để tiếp cận giữ kho dữ liệu bí mật của Tổng Cục 2. Điều mà trước đây ông Tô Lâm khi còn làm Bộ trưởng Bộ Công an không có thẩm quyền điều tra và xử lý đối với giới chức tướng lĩnh quân đội.
Tổng cục 2 là cơ quan tình báo quân đội nắm giữ vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của cả Bộ trưởng Phan Văn Giang lẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây chính là nơi đã tuyển mộ và sử dụng bà Nhàn làm trung gian trong các thương vụ mua bán vũ khí với Israel. Tổng cục 2 được cho là nắm giữ nhiều bí mật liên quan đến bà Nhàn, các quan chức Bộ Quốc phòng và cả Thủ tướng Chính, thông qua những thương vụ này.
Trung tướng Phạm Ngọc Hùng đã nắm giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2 trong suốt 11 năm. Điều đáng nói là ông Hùng đã quá tuổi nghỉ hưu 4 năm, nhưng vẫn tiếp tục tại vị cho đến khi được thay bởi Trần Công Chính. Nguyên nhân là do một số phe phái trong Quân đội, đặc biệt là phe của Bộ trưởng Phan Văn Giang, muốn ông Hùng tiếp tục kiểm soát kho dữ liệu bí mật của Tổng cục 2 để đảm bảo an toàn cho ông Giang và ông Chính trước cuộc thanh trừng của ông Tô Lâm.
Khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí Thư, đồng thời cũng là Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương nên Tô Lâm hoàn toàn có thể việc viện lí do ông Hùng đã quá tuổi nghỉ hưu để gia tăng áp lực thay thế Trung tướng Hùng lên phe Phan Văn Giang khi lý do thiếu người để giữ ông Hùng tại vị đã không còn thuyết phục.
Vì vậy, để tránh “đêm dài lắm mộng”, ngay từ tháng Một 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ động bổ nhiệm ông Trần Công Chính vào vị trí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Đây được xem như một bước chuẩn bị chiến lược, sẵn sàng thay thế ông Phạm Ngọc Hùng ngay khi Bộ trưởng Lương Tam Quang thất bại trong việc dẫn độ bà Nhàn từ Đức về nước.
Trung tướng Trần Công Chính cũng xuất thân từ Tổng cục 2, chuyên về mảng tuyên truyền. Liệu ông có thể đảm nhiệm tốt vai trò “người gác đền” như người tiền nhiệm Phạm Ngọc Hùng hay không vẫn cần thời gian kiểm chứng.
Tuy nhiên, việc buộc ông Hùng nghỉ hưu được xem là một “chiến thắng” cho ông Tô Lâm, nhưng chỉ là một nửa. Ông Lâm đã loại bỏ được “người gác đền” cũ, nhưng chưa thể đưa người của mình, gốc Hưng Yên, vào vị trí này.
Trong quân đội, phe Tô Lâm có hai nhân vật quan trọng mang tính chiến lược. Đầu tiên là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người được cho là đang nhắm đến vị trí Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiệm kỳ tới. Thứ hai là Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1, người có đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Tuy nhiên, trong cuộc “thay ngựa giữa dòng” lần này, phe Tô Lâm vẫn chưa thể chen chân vào Tổng cục 2.
Rõ ràng cuộc đua quyền lực vẫn chưa ngã ngũ. Nên có khả năng ông Tô Lâm sẽ phải sử dụng những biện pháp khác, chẳng hạn như lôi kéo tân Tổng cục trưởng Trần Công Chính hoặc gây áp lực với tướng Phạm Ngọc Hùng, nay đã về hưu.
Trong hai phương án này, việc gây sức ép buộc ông Hùng tiết lộ bí mật có vẻ khả thi hơn. Giống như “đại bàng gãy cánh”, ông Hùng không còn quyền lực để tự bảo vệ mình. Liệu ông có thể tiếp tục “cứng đầu” trước sức mạnh “hô mưa gọi gió” của ông Tô Lâm?
Nhắc đến Tổng cục 2 – Tổng cục Tình báo, không thể không nhắc đến Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tình báo và an ninh quốc phòng Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, phụ trách chỉ đạo tình báo chiến lược và công tác đối ngoại, quốc phòng. Tướng Vịnh được biết đến là người trung thành tuyệt đối với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo một số nguồn tin, ông Phạm Ngọc Hùng từng là cấp phó của Tướng Vịnh tại Tổng cục 2. Năm 2014, khi đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh đã đề bạt ông Hùng lên vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
Giữa Tháng Chín 2023, cựu Tổng cục trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã qua đời sau thời gian chống chọi với một “căn bệnh lạ”. Chính quyền công bố ông Vịnh mất vì “ung thư” nhưng có triệu chứng tương tự căn bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh. Nguyên nhân được cho là do ông nắm giữ quá nhiều thông tin nhạy cảm, khiến một số “đồng chí” lo ngại.
Nhắc đến Tổng cục 2, không thể không nhắc đến Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tình báo và an ninh quốc phòng Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, phụ trách chỉ đạo tình báo chiến lược và công tác đối ngoại, quốc phòng. Tướng Vịnh được biết đến là người hết mực trung thành với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trung tướng Phạm Ngọc Hùng từng là cấp phó của Tướng Vịnh tại Tổng cục 2. Năm 2014, khi đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Vịnh đã đề bạt ông Hùng lên vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
Giữa Tháng Chín 2023, cựu Tổng cục trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã qua đời sau thời gian chống chọi với một “căn bệnh lạ”. Thông tin chính thức cho biết ông Vịnh mất vì ung thư, nhưng triệu chứng của ông lại được xem là có nhiều triệu chứng tương tự với trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, người được dư luận cho rằng bị đầu độc. Nguyên nhân được đồn đoán là do ông Vịnh nắm giữ quá nhiều bí mật, khiến một số “đồng chí” lo ngại.
Trước cái chết của ông Vịnh gần một tháng là sự ra đi đầy bí ẩn của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Tương tự như trường hợp ông Vịnh, thông tin chính thức cho biết ông Thành mất do bệnh nặng, nhưng tin đồn nội bộ lại cho rằng ông mất do mâu thuẫn nội bộ.
Với tư cách là một tướng lĩnh cấp cao, ông Vịnh được hưởng chế độ chăm sóc y tế đặc biệt, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư sớm là điều hoàn toàn trong tầm tay. Vậy nên, việc ông không được phát hiện ung thư giai đoạn đầu là điều khó hiểu.
Ở Việt Nam, quyền lực thường đi liền với tiền bạc. Tuy nhiên, việc những quan chức cấp cao nhất nhì lại được phát hiện ung thư ở “giai đoạn cuối” là một nghịch lý chỉ có ở Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, dù đã về hưu, ông Vịnh vẫn được pháp luật bảo vệ với tư cách là cựu Tổng cục trưởng Tổng cục 2 vì lực lượng công an không thể tùy tiện điều tra quân đội. Do đó, các phe phái khác chỉ có thể dùng biện pháp đe dọa ngầm hoặc mua chuộc để lấy thông tin, chứ không thể sử dụng công an để điều tra, lập hồ sơ như đối với các nhân vật dân sự. Tuy nhiên, sự “cứng đầu” của ông Vịnh đã khiến ông phải trả giá đắt.
Trở lại trường hợp của ông Phạm Ngọc Hùng, nhiều khả năng ông đang nắm giữ những thông tin thậm chí còn quan trọng hơn cả những gì ông Nguyễn Chí Vịnh từng biết, bao gồm cả thông tin về vai trò môi giới của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong các thương vụ vũ khí giữa Tổng cục 2 và Israel. Điều này khiến ông Hùng trở thành một nhân vật then chốt.
Tương tự ông Vịnh, ông Phạm Ngọc Hùng cũng có uy thế của một tướng lĩnh quân đội. Mặc dù đã hết quyền lực, nhưng ông vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Đây là một lợi thế lớn, giúp ông không phải e ngại Tô Lâm. Tuy nhiên, việc không còn quyền lực cũng đặt ông vào tình thế nguy hiểm. Các phe phái đang khao khát thông tin có thể sử dụng thủ đoạn “ăn không được thì đạp đổ”, và khi đó, số phận của ông Hùng có thể sẽ giống như ông Vịnh.
Số phận của ông Phạm Ngọc Hùng sẽ ra sao, chỉ thời gian mới có thể trả lời. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tình báo quân đội, hy vọng ông Hùng có đủ phương kế để tự bảo vệ mình. Cuộc đối đầu giữa ông và Tô Lâm sẽ không dễ dàng cho cả hai bên.
Trò chơi chính trị vẫn đang tiếp diễn với nhiều diễn biến khó lường. Hãy cùng chờ xem ai sẽ là người đi nước cờ hiểm tiếp theo.