Arouba Kabir, chuyên gia về sức khỏe cảm xúc & tâm thần và nhà sáng lập Enso wellness, chia sẻ một số lý do tại sao nhiều người không dễ dàng rời bỏ những mối quan hệ không hề tốt đẹp.
Nhưng thế nào là mối quan hệ không lành mạnh, và những dấu hiệu cảnh báo gì?
Thiếu sự hỗ trợ
Nếu người ấy không bao giờ ở bên cạnh bạn khi mọi thứ trở nên khó khăn, họ có thể không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Ích kỷ
Một người chỉ quan tâm đến bản thân họ, ưu tiên cho nhu cầu của họ hơn những gì quan trọng với bạn và hiếm khi cân nhắc đến cảm xúc của bạn. Ngoài ra, người ấy chỉ gọi điện thoại cho bạn khi họ muốn điều gì đó từ bạn, và không đáp lại sự quan tâm mà bạn dành cho họ.
Khó gần
Bạn cảm thấy không thoải mái khi ở gần họ vì họ luôn tìm kiếm sự chú ý và thể hiện thói xấu.
Khen giả tạo
Bằng cách nào đó, người ấy khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, nhưng bằng sự mỉa mai được ngụy trang dưới dạng câu nói đùa hoặc lời khen.
Buôn chuyện
Nếu người ấy thường xuyên nói xấu người khác, chắc hẳn họ cũng nói xấu sau lưng bạn.
Lười biếng
Họ không nỗ lực để lên kế hoạch cho mọi việc hoặc đóng góp cho tình bạn, điều này cho thấy sự thiếu đầu tư vào việc duy trì mối quan hệ.
Ghen tị
Thay vì ăn mừng thành công của bạn, họ lại tỏ ra bực tức và cảm thấy GATO (Ghen Ăn Tức Ở) – các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
Đổ lỗi cho cảm xúc
Lúc nào cũng vậy, người ấy luôn làm phiền bạn với những vấn đề của họ, quên rằng bạn cũng cần được lắng nghe.
Thái độ phán xét
Nếu người ấy thường chỉ trích hoặc phán xét bạn, thì đó là dấu hiệu chắc chắn rằng không có sự tôn trọng đôi bên trong tình bạn này.
Từ bỏ một mối quan hệ tiêu cực hoặc lạm dụng là một quá trình rất phức tạp vì không chỉ có yếu tố thể chất liên quan mà còn có nhiều thách thức về mặt cảm xúc khác nhau. Vì vậy, việc này đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ về mặt cảm xúc từ những người thân và xã hội nói chung.
Những người chấp nhận tiếp tục các mối quan hệ lạm dụng hoặc có lòng tự trọng thấp ngay từ đầu hoặc theo thời gian, sự lạm dụng sẽ làm xói mòn lòng tự trọng của những người này và khiến họ cảm thấy không có khả năng tự mình tồn tại. Họ nội tâm hóa sự tiêu cực mà mình phải chịu đựng, dẫn đến cảm giác bất lực hoặc cam chịu.
Kỳ vọng của xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và chuẩn mực văn hóa thường ngăn cản mọi người rời bỏ các mối quan hệ, đặc biệt trong hôn nhân. Một cá nhân có thể sợ bị gia đình hoặc cộng đồng phán xét, xấu hổ hoặc tẩy chay nếu họ bỏ đi, đặc biệt nếu họ có con.
Hành vi “nóng-lạnh bất thường” phổ biến trong các mối quan hệ bạo hành. Đây không phải bạo hành 24/7, do chu kỳ bạo hành và tình cảm, trong đó những kẻ có thói bạo lực thỉnh thoảng thể hiện lòng tốt hoặc sự hối hận. Sự không liên tục này gây khó hiểu cho nạn nhân, khiến cho họ khó thoát ra.
Bám víu vào hy vọng rằng người này sẽ thay đổi hoặc mối quan hệ sẽ cải thiện, đặc biệt nếu kẻ bạo hành xin lỗi, hứa sẽ trở nên tốt hơn hoặc tỏ ra hối hận. Chu kỳ bạo hành và hòa giải này tạo ra sự gắn bó khó phá vỡ.
Trong nhiều mối quan hệ bạo hành, có một nỗi sợ hãi về sự trả thù nếu người đó cố gắng rời đi. Sự từ chối thường khó khăn và kẻ bạo hành có thể đe dọa nạn nhân, chính họ, con cái hoặc vật nuôi, khiến nạn nhân thà ở lại còn hơn.
Hiểu được những lý do này chắc chắn sẽ hỗ trợ tốt hơn cho những ai đang phải đương đầu với quyết định này, vì chắc chắn đây không phải là một lựa chọn dễ dàng.